ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-5-24 23:16:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả từ chế phẩm sinh học

Báo Cà Mau Con tôm là một trong những nguồn kinh tế chủ lực của người dân huyện Phú Tân. Hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất trên cùng đơn vị diện tích, trong đó có việc sử dụng chế phẩm sinh học.

Hơn 2 năm qua, ông Lương Thế Tân, 66 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm trên phần đất gần 4 ha. Ông cho biết, mỗi năm ông đều thuốc cá, xử lý vôi rồi tiến hành thả tôm; mỗi lần thả từ 10-15 ngàn con sú giống đã qua dèo hầm đất từ 10-15 ngày. Ðịnh kỳ mỗi tháng, ông rải chế phẩm sinh học 2 lần. Tôm nuôi khoảng 3 tháng bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng từ 25-30 con/kg. Trung bình mỗi năm gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng.

Mô hình nuôi tôm QCCT sử dụng chế phẩm sinh học tại hộ ông Lương Thế Tân mang lại hiệu quả cao, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Tân chia sẻ: “Trước đây nuôi tôm theo kiểu truyền thống, hiệu quả thấp, tôm nuôi chậm phát triển, tôi chưa có kinh nghiệm nên thả nuôi với mật độ con giống rất cao. Nhờ được ngành chuyên môn tập huấn kiến thức cơ bản, tôi áp dụng, nuôi tôm hiệu quả hơn so với trước”. Bên cạnh đó, mỗi năm ông Tân thả nuôi cua 2 đợt, thu nhập trên 120 triệu đồng.

Với ông Lâm Thanh Hoà, 66 tuổi, ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, thì hơn 3 năm qua thực hiện mô hình nuôi tôm QCCT 2 giai đoạn có sử dụng chế phẩm sinh học. Với diện tích 1,3 ha, mỗi tháng ông Hoà thả từ 5-10 ngàn con tôm giống theo hình thức gối đầu, khi tôm đạt từ 30-45 con/kg là thu hoạch.

Ông Hoà cho biết: “Ðể tôm có thức ăn tự nhiên, tôi phát cỏ trên bờ vuông, sau đó phơi khô, thả xuống vuông. Ðây là khâu quan trọng trong quy trình nuôi tôm QCCT, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Với kỹ thuật đơn giản này, chẳng những tôm có thức ăn mà còn đảm bảo tốt môi trường nước trong vuông nuôi. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 180 triệu đồng.

Thời gian qua, quy trình nuôi tôm truyền thống của bà con chưa đúng kỹ thuật, không ít hộ dân đã sử dụng chất cấm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Với kỹ thuật nuôi tôm QCCT sử dụng chế phẩm sinh học như hiện nay, tái tạo lại tự nhiên là chủ yếu, nguồn thức ăn cho tôm từ rong, cỏ phân huỷ nên góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ðến nay, huyện Phú Tân có trên 27.150 ha tôm nuôi QCCT, năng suất bình quân mỗi vụ 600 kg/ha, nhiều bà con có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi ha/vụ.

Phương thức nuôi tôm QCCT sử dụng chế phẩm sinh học không đòi hỏi cao về kỹ thuật, vốn liếng, đồng thời không làm suy thoái vùng nuôi, cho hiệu quả kinh tế khá và bền vững nên cần được nhân rộng./.

 

Anh Phan

 

Số hoá quản lý khai thác

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh số hoá trong quản lý, khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm soát tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Với diện tích nuôi và sản lượng lớn, phong phú về chủng loại, phương thức canh tác đa dạng, nên việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống luôn được ngành chức năng tăng cường, nhằm mang lại lợi ích cho người nuôi, giữ vững giá trị cho con tôm Cà Mau trên thị trường.

Chủ động sản xuất vụ lúa hè thu

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, huyện Trần Văn Thời xuống giống 28.954 ha. Ðến thời điểm này, nông dân trong huyện đã cày ải phơi đất được hơn 25.070 ha; với gần 3.870 ha còn lại, do mặt đất khô cứng, máy cày không hoạt động được, làm chậm tiến độ cày ải.

Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.100 ha nuôi thuỷ sản. Bên cạnh con tôm, thời gian qua, con cua trở thành đối tượng nuôi chủ lực, hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương trong huyện, khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Kỳ vọng nâng giá trị tôm càng xanh

Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.

Linh hoạt sản xuất mùa hạn

Trong mùa khô hạn gay gắt như hiện nay, một số hộ tại xã An Xuyên vẫn duy trì canh tác rau màu nhằm cung ứng nông sản cho thị trường.

Chủ động vụ lúa hè thu

Giá lúa gạo vẫn đang ở mức cao. Ngay từ đầu vụ mùa, bà con nông dân phấn khởi tập trung làm đất, chuẩn bị lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu để chủ động gieo sạ vụ lúa hè thu 2024, với hy vọng vụ mùa mới bội thu, được giá. Trong khi đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương tích cực phổ biến rộng rãi lịch thời vụ, cơ cấu giống... cho nông dân.

Ðồng lòng thực hiện Chỉ thị 17

Huyện Phú Tân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao ý thức của cán bộ và Nhân dân.

Thị trấn biển không còn nhộn nhịp

Thị trấn Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân) được xem là “thủ phủ” tỉnh Cà Mau về con cá khoai, và cá khoai Cái Ðôi Vàm đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể từ nhiều năm nay. Thế nhưng, hơn 2 năm trở lại đây, trên vùng biển Cà Mau, nguồn cá khoai cạn kiệt, những người làm nghề sản xuất sản phẩm từ con cá khoai bắt buộc phải nhập nguyên liệu từ các nước khác để “giữ nghề”, với niềm hy vọng những chuyến biển sau, thuyền sẽ đầy ắp cá khoai về bến...

Cùng nhau vươn lên

Ðể tạo việc làm, sinh kế cho phụ nữ nông thôn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện U Minh có những mô hình hay, hiệu quả, giúp tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo.