ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 13:54:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ, đồng hành cùng người nộp thuế

Báo Cà Mau (CMO) “Tháng lắng nghe ý kiến người nộp thuế” hằng năm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của ngành thuế tỉnh nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế. Thời gian này, ngành thuế tỉnh sẽ tiếp nhận tất cả các ý kiến, vướng mắc về chính sách, thủ tục hành chính (TTHC) thuế, góp ý hoàn thiện chính sách thuế, về thái độ, tác phong của công chức thuế khi thực thi nhiệm vụ…

Ông Nguyễn Văn Thụ, Phó phòng Truyền thông - Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Cà Mau, cho hay, từ ngày 27-31/3, Cục Thuế cử người đến trực tiếp tại một số doanh nghiệp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và ghi nhận các vướng mắc, đề xuất người nộp thuế. Qua đó nâng cao chất lượng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ngày càng tốt hơn và tạo môi trường thân thiện hơn giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

Công chức Cục Thuế tỉnh lắng nghe ý kiến doanh nghiệp trong “Tháng lắng nghe ý kiến người nộp thuế” tại Công ty CP CB&DVTS Cà Mau.

Năm 2017 và trong những năm tiếp theo, ngành thuế tỉnh tiếp tục không ngừng đổi mới, sáng tạo và lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng người nộp thuế nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật; chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong, ứng xử của công chức thuế với người nộp thuế; nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách TTHC thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Anh Trịnh Thanh Tùng, Kế toán trưởng Công ty TNHH Sản xuất Thương mại - Dịch vụ Thanh Sơn, Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ, từ khi sửa đổi Nghị định 85 về in và sử dụng hoá đơn theo hướng doanh nghiệp tự in và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng hoá đơn, doanh nghiệp đã chấm dứt cảnh phải khổ sở vì hằng tháng phải đi mua hoá đơn. Bên cạnh đó, việc triển khai nộp thuế điện tử đã tạo thuận lợi rất nhiều cho chủ doanh nghiệp. Chỉ cần một cái nhấp chuột là tờ khai thuế đã được gửi đi. Điểm nổi bật nhất của dịch vụ nộp thuế điện tử là không những giúp người nộp thuế không phải đến nộp trực tiếp tại kho bạc hay ngân hàng, không phụ thuộc giờ làm việc của quầy giao dịch, tiết kiệm được chi phí đi lại, thời gian và đơn giản hoá thủ tục giấy tờ mà người nộp thuế còn dễ dàng giám sát, quản lý giao dịch nộp thuế, theo dõi tình hình nộp ngân sách Nhà nước qua tài khoản và được sử dụng các dịch vụ gia tăng ưu đãi khác.

Đồng tình về việc nộp thuế qua mạng, Trưởng phòng Kế toán Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Ngọc Anh, ông Lê Trung Tín, cho hay: Việc nộp thuế điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn để doanh nghiệp giảm bớt thời gian, chi phí. Ngoài ra, việc nhân viên thuế xuống trực tiếp doanh nghiệp hỗ trợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Ngọc Anh, đánh giá: "Công tác tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp được ngành thuế thực hiện thường xuyên, liên tục. Rất nhiều TTHC thuế được cải cách cắt giảm, rút gọn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt, các nhân viên thuế đã có thái độ, phong cách giao tiếp lịch sự, cởi mở, tận tình, giải quyết thấu đáo vướng mắc của doanh nghiệp qua nhiều hình thức. Cùng với đó, ngành thuế luôn lắng nghe, quan tâm đến các kiến nghị của doanh nghiệp… Chúng tôi ghi nhận, trân trọng và đánh giá cao những chuyển biến về cải cách TTHC và tinh thần phục vụ của ngành thuế tỉnh trong thời gian qua".

Ông Nguyễn Thành Sua, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Cà Mau, cho hay: trong “Tháng lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp lần thứ I-2017. Theo đó, cơ quan thuế muốn nghe các doanh nghiệp trình bày vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật thuế, TTHC thuế… để tư vấn, hỗ trợ, đáp ứng nguyện vọng của doanh nghiệp; muốn doanh nghiệp đóng góp nhiều ý kiến về tinh thần thái độ phục vụ của, công chức thuế trong quá trình thực hiện công vụ trực tiếp với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cục Thuế triển khai một số chính sách thuế mới, hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2016.

THANH PHƯƠNG

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.