ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 11-6-24 22:18:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài cuối: Những gợi ý khả thi

Báo Cà Mau Tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản, được coi là điểm tựa nền tảng của Cà Mau để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững. Những sản vật của xứ rừng, biển Cà Mau đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế ngày càng lớn. Trân trọng thiên nhiên, ý thức trách nhiệm, tự hào và nỗ lực hành động để gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên cũng chính là chìa khoá mở ra tương lai phát triển giàu đẹp, bền vững của quê hương.

Khôi phục môi trường

Ông Ðỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, thông tin: “Từ năm 2020, tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện Dự án “Thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh Cà Mau”. Ðây là dự án hợp tác với Thái Lan nhằm khôi phục tài nguyên biển và hạn chế sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản, tạo sinh kế cho cư dân, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ðến nay, khoảng 1 ngàn khối rạn san hô nhân tạo đã được đưa xuống biển Tây, hình thành bãi sinh dưỡng, phát triển cho các loài thuỷ sản. “Hằng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản ở Cà Mau đều được triển khai với kết quả và ý nghĩa thiết thực. Bên cạnh đó, các dự án khôi phục, phát triển rừng, biển, bảo vệ các bãi sinh trưởng trọng yếu của thuỷ sản ven biển Cà Mau ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã góp phần hình thành môi trường thuận lợi để phục hồi nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên”, ông Sĩ thông tin.

Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, cho biết: “Một trong những nhiệm vụ của đơn vị là gìn giữ hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản. Ðồng thời, với việc bảo vệ rừng, các loài thuỷ sản cũng có môi trường thuận lợi hơn để phát triển. Việc người dân ý thức không khai thác bằng các hình thức tận diệt, huỷ diệt cũng làm cho nguồn lợi thuỷ sản phục hồi tích cực. Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cũng đã giúp người dân có ý thức hơn trong việc gìn giữ, trân trọng thiên nhiên”.

Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ nguồn lợi cá đồng, hướng đi đúng đắn và kịp thời.

Ông Quách Văn Ngãi, ấp Cồn Mũi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tâm đắc: “Tôi và bà con làm du lịch cộng đồng ở đây cùng một mối lo về sự suy giảm của thuỷ sản tự nhiên. Cái gì được gọi là “đặc sản” thì cái đó càng mau hết. Ngoài sông, ngoài biển, cá tôm đã không còn như trước, vậy nên chúng tôi phải chăm chút gầy dựng lại môi trường trong vuông thật lý tưởng để các loài thuỷ sản phát triển. Về Mũi Cà Mau mà không còn cua, tôm, không còn những sản vật độc đáo tự nhiên của rừng, biển thì cũng như không. Mỗi người góp một chút ý thức, một hành động có ích thì mọi thứ sẽ dần tốt lên, cá tôm lại sinh sôi, phát triển nhiều thêm”.

Mô hình rừng kết hợp với tôm, cua và các loài thuỷ sản giá trị khác ở Ngọc Hiển cho thấy lợi ích kinh tế và tính bền vững. Ông Lê Hoài Phương, Phó trưởng phòng Phụ trách, Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Mô hình tôm - rừng kết hợp với các loại thuỷ sản của người dân bước đầu khôi phục lại hệ sinh thái trù phú đặc trưng của rừng ngập mặn. Sự lan toả của mô hình không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn gìn giữ được nét đẹp tinh thần, văn hoá của quê hương Ngọc Hiển. Ðó cũng là cơ sở để bà con tạo dựng mô hình sinh kế mới, trong đó có định hướng phát triển du lịch”.

Lựa chọn của tương lai

Những người làm du lịch như anh Phạm Duy Khanh, Ðiểm du lịch Mười Ngọt, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, hàm ơn những sản vật từ rừng tràm, trong đó có con cá đồng. Với gần 100 ha rừng tràm được gầy dựng trong suốt chục năm trời, anh Khanh dành một diện tích lớn để làm khu bảo tồn nguồn lợi cá đồng.

“Con cá đồng cũng như mọi loài khác, mình khai thác thì phải biết giữ, biết dưỡng. Hàng chục năm qua cá đồng được gia đình tôi giữ gìn, khai thác phục vụ du lịch ở mức độ vừa phải. Giá trị của cá đồng không chỉ trong ẩm thực, mà còn là nét đẹp riêng có mang tính đại diện của rừng tràm U Minh Hạ mà ai cũng muốn trải nghiệm tường tận”, anh Khanh tâm sự.

Trải nghiệm bắt cá đồng theo cách thức truyền thống của cư dân rừng tràm, ăn những món ăn được chế biến dân dã, mộc mạc của người Cà Mau, hương vị cá đồng thứ thiệt luôn là lựa chọn ưu tiên của du khách khi đến với du lịch tuyến U Minh Hạ. Con cá đồng trở thành sản phẩm du lịch, bạn đồng hành với người làm du lịch. Ðó cũng là tâm niệm của bà Ngô Huỳnh Trang, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cà Mau (Cà Mau - ECO), ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời: “Về với Cà Mau - ECO là về với không gian đặc trưng của rừng tràm U Minh Hạ, con cá đồng là sản vật không thể thiếu. Chúng tôi khôi phục nguồn lợi cá đồng, hạn chế tối đa các tác nhân gây ảnh hưởng đến cá đồng và chỉ khai thác phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm du lịch”.

Gần gũi hơn, khi con cá đồng có giá trị kinh tế cao, nhiều nông hộ vùng U Minh Hạ đã lựa chọn mô hình khôi phục cá đồng kết hợp với trồng bồn bồn thương phẩm.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát, trong đó có việc ngăn chặn các hành vi đánh bắt trái phép để bảo vệ nguồn lợi cá đồng.

Ông Nguyễn Văn Tông, Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, thành viên Hợp tác xã An Hoà, bộc bạch: “Gầy dựng lại cá đồng kết hợp trồng bồn bồn thì lợi nhiều bề. Thứ nhất là rái cá không phá nhiều, bên cạnh đó, cá đồng, bồn bồn, món nào bán cũng có tiền. Nếu nhà ai cũng có nguồn cá đồng nhiều thì sẽ không có chuyện đi khai thác vô tội vạ ngoài sông rạch, cá đồng có điều kiện phát triển trở lại”.

Khánh An đã hình thành được 2 hợp tác xã gắn với mục tiêu khôi phục lại nguồn cá đồng tự nhiên. Các hộ gia đình tham gia hợp tác xã đều cam kết thực hiện hài hoà giữa khai thác và bảo vệ, phục hồi cá đồng, tuyệt đối không sử dụng các biện pháp khai thác tận diệt, huỷ diệt.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện U Minh, tâm huyết: “U Minh đang xúc tiến khảo sát địa điểm xây dựng phương án triển khai “Mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá đồng”. Ðây là gợi ý hữu ích đối với bà con trong việc lựa chọn mô hình kinh tế để phát triển lâu dài. Ðặc biệt, cá đồng được xác định là tài nguyên quý giá cho du lịch, sâu xa hơn còn là để gìn giữ nét đẹp đặc trưng của con người, vùng đất U Minh”.

Ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, trải lòng: “Cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, toàn diện của các cấp, ngành, người dân, nhất là các dự án nghiên cứu khoa học, các chương trình, mô hình khả thi để bảo tồn, tái tạo, khôi phục nguồn lợi cá đồng U Minh Hạ. Ðiều này không chỉ giải quyết vấn đề về sinh thái, môi trường, mà còn là để mở ra những lựa chọn sinh kế phù hợp cho người dân, trong đó có du lịch, mô hình trang trại nông nghiệp quy mô lớn. Từ đó, góp phần vào việc gìn giữ được những nét đặc trưng độc đáo của hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ”.

Huyện U Minh phát động người dân giao nộp dụng cụ khai thác thuỷ sản tận diệt. Qua đó, nâng cao ý thức của bà con trong giữ gìn và khôi phục nguồn lợi thuỷ sản.

Hồi sinh nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên, như đã nói, không chỉ và không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai. Những chỉ thị, nghị quyết chỉ có kết quả khi thấm vào lòng dân, thuận lòng dân với quyết tâm lớn và bằng quá trình nỗ lực, hành động kiên trì, liên tục. Cà Mau chọn "điểm đột phá" từ câu chuyện nói không với hành vi khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt, tận diệt - một khế ước cam kết ý nghĩa với biển, với rừng, với tiền nhân và những thế hệ tương lai về mảnh đất Cà Mau “rừng vàng, biển bạc”, phát triển hài hoà, bền vững./.

 

Kim Cương - Hải Nguyên

 

Biển có vững, bờ mới yên - Bài 2: Ðiểm tựa vững chắc của ngư dân

Mỗi điểm đảo trong chuyến công tác đều để lại trong tôi cũng như các thành viên trong đoàn những ấn tượng, cảm xúc thiêng liêng, tự hào. Quân dân Trường Sa không chỉ luôn kiên định, vững vàng, đoàn kết trong lao động, sản xuất, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà còn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Biển có vững, bờ mới yên

Việt Nam là quốc gia ven biển, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc từ ngàn đời nay. Biển đảo nước ta, trong đó có Cà Mau, không chỉ có vị trí chiến lược hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn mang trong mình tiềm năng kinh tế lớn, cả về thuỷ sản, khoáng sản quý, cũng như giao thương đường biển, phát triển du lịch...

Những kỷ niệm nhớ Bác Hồ

Năm 1955, kỷ niệm 10 năm Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tôi là học sinh miền Nam - một đội viên thiếu niên vừa tròn 14 tuổi. Tôi may mắn được chọn vào đội học sinh miền Nam diễu hành qua lễ đài Ba Ðình - Hà Nội trong ngày lễ trọng đại đó. Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là biết chắc thế nào cũng được gặp Bác Hồ.

"Công ty ma" và lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp - Bài cuối: Cần "tấm lưới chắn" đủ mạnh

Xử lý nghiêm các hành vi trục lợi là yếu tố then chốt để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) chân chính phát triển. Dù pháp luật đã trao cơ hội để người dân khởi nghiệp, nhưng việc thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ là điều cần thiết. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, rất cần sự mạnh tay, áp dụng các chế tài mạnh mẽ để răn đe, bảo vệ môi trường kinh doanh và tránh thất thoát ngân sách Nhà nước.

“Công ty ma” và lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp - Bài 2: Dễ dãi tiền kiểm, lỏng lẻo hậu kiểm

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành ngày càng nhiều “công ty ma” chính là kẽ hở trong quy trình thành lập doanh nghiệp (DN). Quy trình này được xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, nhưng lại vô tình trở thành “thảm đỏ” cho những kẻ gian lợi dụng. Sự dễ dãi trong thủ tục đăng ký, thiếu chặt chẽ khâu hậu kiểm từ phía cơ quan chức năng, cùng với các bất cập pháp lý đã mở ra cơ hội cho các cá nhân hoặc tổ chức không trung thực lập nên những “công ty ma” chỉ sau vài thao tác đơn giản.

“Công ty ma” và lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp (DN) thông thoáng đã mang lại làn gió mới, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho cộng đồng DN Việt Nam, trong đó có các DN tại Cà Mau. Tuy nhiên, bên cạnh những DN hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào nền kinh tế, một vấn đề đáng lo ngại đã nảy sinh là sự gia tăng của các "công ty/DN ma”. Ðây là những DN chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có hoạt động kinh doanh thực tế và được lập ra với mục đích phi pháp như trốn thuế, lừa đảo, mở tài khoản ngân hàng và mua bán hoá đơn khống. Sự hiện diện của các DN này không chỉ gây thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ.

Anh hùng phi công, Liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) - Những điều ít biết - Bài cuối: Gia đình ở đâu, nơi đó là quê hương

Nguyễn Văn Bảy (B) nhiều lần tâm sự với người bạn tên Ðỗ Khắc Hùng (cùng tập kết ra Bắc ở bến Sông Ðốc, cùng học chung cấp 1 và 2 tại các trường học sinh miền Nam) rằng, cha mẹ ông đều đi kháng chiến. Cha nói tiếng Bắc, mẹ nói tiếng không biết vùng nào, còn anh chị em ông thì nói tiếng Nam. Không biết gốc tích, nên với ông, sinh ra ở đâu, gia đình ở đâu thì coi nơi đó là quê hương (và ông đã khai trong lý lịch nhập học là quê xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời).

Bảo vệ môi trường biển - Bài cuối: Cần đồng bộ giải pháp và nguồn lực

Cà Mau có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng các ngành nghề dịch vụ, khai thác cũng như tập trung dân cư, đô thị hoá các vùng ven biển đã tạo áp lực đến môi trường biển, hải đảo. Để làm giảm nguy cơ ô nhiễm, hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hơn hết là sự đồng bộ các giải pháp ngay từ cơ sở.

Bảo vệ môi trường biển - Bài 2: Nguy cơ và thách thức

Dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng nhìn tổng thể, công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo tại Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nguy cơ tiềm ẩn chưa được xử lý triệt để, ý thức bảo vệ môi trường của người dân vùng ven biển hạn chế. Thêm vào đó là nguồn lực cho hoạt động này được đánh giá là chưa cân xứng với thực tế cần triển khai, nên phần nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác.

Anh hùng phi công, Liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) - Những điều ít biết - Bài 2: Phẩm chất anh hùng

Sau chiến thắng ném bom đánh chìm tàu khu trục Mỹ, 2 phi công Nguyễn Văn Bảy (B) và Lê Xuân Dị được gặp Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Cấp trên sau đó có chủ trương giữ biên đội này chỉ để dành đánh trên biển. Nhưng do thiếu người, chiến tranh ngày càng ác liệt, biên đội của Dị - Lục - Bảy (B) lại được cắt trực.