ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 14:50:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hợp tác đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp

Báo Cà Mau (CMO) Với mục tiêu tạo việc làm cho lực lượng sinh viên, người lao động, đồng thời liên kết hợp tác đào tạo nghề trên lĩnh vực y học cổ truyền và khởi nghiệp các ngành nghề mới, chiều 7/9, Hệ thống HomiQ tại Cà Mau đã tổ chức hội nghị “Hợp tác đào tạo & Hỗ trợ khởi nghiệp”. Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau; đoàn Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu cùng các bạn sinh viên trường đã đến tham quan hệ thống HomiQ và tham dự hội nghị.

Ths. DS. Lương y Quách Bùi Hồng Minh chia sẻ tâm huyết tạo việc làm cho lao động quan tâm lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền kết hợp các sản phẩm thuần tự nhiên.

Hệ thống HomiQ được hình thành và hoạt động với 3 lĩnh vực chính: Điều trị và phục hồi bằng y học cổ truyền (YHCT); Sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, chế phẩm trị liệu và tiêu dùng Organic. Đặc biệt, Viện Đào tạo nghề YHCT Hoà Minh là một mảng quan trọng của Hệ thống nhằm cung cấp nguồn nhân lực lành nghề, đào tạo kỹ thuật viên YHCT và mỹ phẩm Handmade, tạo công việc ổn định cho lao động tại địa phương.

Với tâm huyết tạo việc làm cho lao động quan tâm lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng YHCT kết hợp các sản phẩm thuần tự nhiên, Hệ thống HomiQ đang đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động đào tạo nghề lĩnh vực này và đảm bảo có việc làm cho lao động lành nghề, có nguyện vọng theo đuổi ngành học lâu dài.

Đại biểu lãnh đạo sở, ngành, đơn vị 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, đội ngũ y bác sĩ của Viện YHCT Hòa Minh (Hệ thống HomiQ) đã chia sẻ về mô hình vận động trị liệu bằng YHCT và đào tạo nghề trên lĩnh vực này, đặc biệt là đề án khởi nghiệp của HomiQ đối với các nhóm ngành sản xuất mỹ phẩm và chế phẩm tiêu dùng, kỹ thuật viên bào chế mỹ phẩm Handmade, với cam kết việc làm sau đào tạo và định hướng khởi nghiệp cho sinh viên, học viên.

Hội nghị thu hút rất nhiều ý kiến từ đại biểu là đại diện Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu và sự hào hứng, phấn khởi của đội ngũ sinh viên trường về mô hình hoạt động mới và khả năng lan tỏa cao, có thể tạo được việc làm cho đông đảo lực lượng sinh viên, nhất là ngành y sau khi ra trường.

Bà Trần Yến Hòa, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu, bày tỏ phấn khởi với mô hình đào tạo nghề mới của Hệ thống HomiQ.

Bà Trần Yến Hòa, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu, phấn khởi: “Điều chúng tôi trăn trở nhất là việc làm của sinh viên sau khi ra trường, nhất là sinh viên ngành y của Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu. Do đó, nhận thấy tại Hệ thống HomiQ có thể nói là một mô hình, giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề này để các em sinh viên chọn lựa ngành nghề đào tạo và làm việc tại Hệ thống. Sở rất quan tâm, ủng hộ đối với chương trình, đề án khởi nghiệp này. Ngoài ra, hoạt động tham quan hôm nay sẽ giúp cho các em sinh viên định hình nên ý tưởng khởi nghiệp cho mình sau khi ra trường, tìm kiếm được việc làm phù hợp”.

Dịp này, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu đã trao tặng những phần quà lưu niệm cho đơn vị HomiQ và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau.

Các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu tham quan Hệ thống HomiQ, mô hình trị liệu bằng y học cổ truyền tại Viện Đào tạo y học cổ truyền Hòa Minh (tại 216A, Nguyễn Đình Chiểu, Phường 8, TP Cà Mau).

Ths. DS. Lương y Quách Bùi Hồng Minh, Nhà sáng lập Hệ thống HomiQ, nhấn mạnh: “Sự quan tâm của lãnh đạo hai địa phương Cà Mau, Bạc Liêu và nhà trường trên địa bàn là động lực rất lớn để Hệ thống HomiQ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng chuỗi liên kết đào tạo, tạo cơ hội việc làm cho học viên, sinh viên và người lao động trong thời gian tới”./.

 

Hồng Nhung - Hưng Thái

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.