ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 12:09:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công bố Di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Báo Cà Mau Sáng 12/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10 xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Dự lễ có Phó bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Thị Nhung; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt; Trưởng ban Dân Vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng đông đảo bà con đến mừng sự kiện đầy tự hào này.

Đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành cắt băng khánh thành Di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10, xã Trí Phải.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”.

 

Đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành thắp hương tại phần mộ má Lê Thị Sảnh.

Lịch sử ghi lại, bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam ghi dấu sự việc má Lê Thị Sảnh, Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình gửi Tiểu đoàn 307 mang cây vú sữa ra miền Bắc biếu Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954. Lúc ấy, cây vú sữa chỉ cao 20 cm, trồng trong bình tích. Ngày 26/1/1955, Trưởng ban Thống nhất Trung ương Lê Đức Thọ cùng Bí thư Khu uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Văn Kỉnh (người phụ trách đoàn) lúc đó đã mang cây vú sữa, thay mặt đồng bào miền Nam kính tặng Bác Hồ. Bác vô cùng xúc động khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng Tổ quốc gửi tặng Người. Cây vú sữa đã được Bác Hồ trồng ngay bên cạnh Nhà 54 - nơi Bác ở 4 năm đầu tiên trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch - Hà Nội. Cây vú sữa được Bác Hồ quý trọng, nâng niu, chăm sóc chu đáo, đơm hoa kết trái và trở thành biểu tượng của tấm lòng đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ và tấm lòng Bác Hồ đối với miền Nam.

Đại diện lãnh đạo cấp tỉnh, huyện cùng đông đảo bà con đến mừng sự kiện đầy tự hào này.

Tháng 5/1958, Bác Hồ chuyển sang sống và làm việc tại ngôi nhà sàn. Cuối năm đó, Bác đã đề nghị chuyển cây vú sữa về trồng ở phía sau nhà sàn để Bác chăm sóc được thuận tiện hơn. Hằng ngày, làm việc tại nhà sàn, Bác vẫn nhìn thấy cây vú sữa, như hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim Người. Bác căn dặn những người làm vườn rút kinh nghiệm để chăm sóc cây vú sữa ngày càng tốt hơn.

Phó bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển cùng Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Trung Việt trao quà cho gia đình chính sách và bà con nghèo trên địa bàn xã.

Thể hiện tấm lòng của quân, dân tỉnh Cà Mau đối với Bác Hồ, năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch đã chiết cành từ cây vú sữa do Nhân dân miền Nam gửi tặng Bác đưa về trồng trong khuôn viên Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sáng ngày 19/5/1990, đại diện Huyện uỷ Thới Bình và Đảng uỷ xã Trí Phải nhận bàn giao cây vú sữa và mang về trồng trong khuôn viên Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho tới hôm nay.

Năm 2007, tại khuôn viên đất gia đình má Lê Thị Sảnh, huyện đã xây dựng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Và nhân sự kiện kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc, bà con xã Trí Phải vô cùng tự hào khi Di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định: “Sự việc Nhân dân gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa miền Nam, minh chứng cho niềm tin cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của Nhân dân Cà Mau nói riêng và Nhân dân Nam Bộ nói chung trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã đầu tư nâng cấp, tu bổ công trình, đến nay công trình đã hoàn thành, tạo được niềm tin yêu, phấn khởi trong Nhân dân. Đồng thời, kêu gọi chính quyền địa phương phát động trong dân nhân giống cây vú sữa, vừa tạo điểm nhấn du lịch, vừa có thể mang lại nguồn thu nhập thêm. Đề nghị chính quyền địa phương bảo quản và phát huy giá trị di tích, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, khai thác các giá trị của di tích để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, đầu tư phát triển nơi đây trở thành công trình văn hoá tiêu biểu của huyện Thới Bình, là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho bà con và thế hệ trẻ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân phát biểu ôn lại truyền thống và phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công; thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo; hộ cận nghèo.

Dịp này, thay mặt Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân phát động chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người có công; thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo; hộ cận nghèo. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà cho hộ nghèo trên địa bàn xã 2 xã Trí Phải và Trí Lực (mỗi căn 50 triệu đồng).

Chiều cùng ngày, các đơn vị phối hợp ra quân Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954 tại xã Trí Phải.

Loan Phương - Chí Diện

 

 

 

 

 

 

Nhiều công trình, phần việc của tuổi trẻ

Nhiều công trình, phần việc được đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) chung tay thực hiện hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc.

Công bố Di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Sáng 12/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10 xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Công tác chuẩn bị của Trung ương cho cuộc tập kết (*)

Tháng 9/1954, Tổng Quân uỷ ra Chỉ thị số 123/CT-4 về việc đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào về nước. Chỉ thị nêu rõ: “Việc bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc cũng nhằm để thi hành đúng hiệp định đình chiến, đồng thời cũng để xây dụng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Vì vậy, việc đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn”.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Tri ân vùng đất gắn liền sự kiện lịch sử cách mạng

Hướng đến kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng 9/11, thông qua vận động, Đoàn từ thiện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu về nguồn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 - 2024)

Người tạo dấu ấn

Những ngày lập đông 1954, gió chướng thổi mạnh, không khí lạnh từ biển Ðông ùa vào cửa sông Ông Ðốc, cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ, con em các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Nguyễn Ngọc Cung, xuống tàu Kilinski của Ba Lan đi tập kết ra Bắc, lên bến Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không lâu sau đó, trên đất Bắc, Nguyễn Ngọc Cung trở thành thành viên sáng lập: Hội Sân khấu Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Ðiện ảnh Việt Nam. Ông sáng tác kịch bản phim "Biển động" vào cuối năm 1957.

Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết

Chúng ta từng biết Cà Mau không phải là vùng đất hoang sơ “khỉ ho cò gáy”, dân trí thấp kém như một vài “học giả” không sát thực tế đã từng nói. Cũng như không phải nơi tận cùng “hải giác thiên nhai” để cho mãnh thú và tội đồ từ các nơi đến ở với “lính trốn và trốn lính” theo một vài cuốn sách nào đó, làm lem ố những dòng lịch sử chói ngời của vùng đất thiêng, bao phen làm điểm tựa cho lịch sử cả miền đồng bằng Nam Bộ.

Tư liệu quý từ ghi chép của người tập kết

Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra đã 70 năm, những yếu tố về lịch sử, chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, Bác Hồ thì sách báo đã đề cập. Tuy vậy, lớp hậu thế muốn tìm hiểu chi tiết vấn đề lại rất ít thông tin. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp cận tài liệu từ nhân chứng (còn lại không nhiều), từ thân nhân, từ Bảo tàng tỉnh, chúng tôi bắt gặp những trang nhật ký, ghi chép, hồi ức, qua đó giúp phần nào hình dung lại một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt này.

Ngày ấy chúng tôi đi

Chiến tranh kết thúc sau 21 năm, tôi kịp về sống giữa lòng mẹ như những ngày thơ bé, kịp quấn trên đầu chiếc khăn tang khi mẹ qua đời. Tôi cũng kịp nhận ra niềm hạnh phúc của đứa con được sống bên cạnh mẹ.