ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-12-24 10:01:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng mở cho làng muối Tân Thuận

Báo Cà Mau (CMO) Niềm vui đã đến với diêm dân Lưu Hoa Thanh khi đầu ra cho muối được đảm bảo. Họ đang gấp rút chuẩn bị hồ sơ để sớm hoàn tất thủ tục thành lập hợp tác xã.

Làng muối ở ấp Lưu Hoa Thanh hình thành cách đây hơn 35 năm, ban đầu chỉ có khoảng 10 hộ với diện tích khoảng 17 ha. Đến nay, làng nghề sản xuất muối đã phát triển với tổng diện tích gần 170 ha. Với nhiều hộ dân, đây là nghề mang lại thu nhập chính.

Đến hộ ông Huỳnh Văn Lai, ấp Lưu Hoa Thanh, xã  Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, trong những ngày này mới thấy được sự tất bật. Ông Lai có hơn 20 năm kinh nghiệm với nghề làm muối. Cũng như bao diêm dân khác của xứ này, ông luôn muốn gắn bó với nghề muối vì đây là nghề của cha ông để lại, hơn hết, những hạt muối dẫu mặn nhưng chưa hề phụ lòng người.

Ông Huỳnh Văn Lai bày tỏ: “Nghề muối là nghề truyền thống của gia đình. Ông bà, cha mẹ tạo lập nghề này mà mình cuốc lên làm vuông thấy xót lắm. Vì thế, tôi quyết tâm giữ nghề muối, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế, vừa tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương. Qua đó, giữ vững và phát triển nghề truyền thống này”.

Ông Huỳnh Văn Lai, ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận (bìa phải) đang cải tạo đất chuẩn bị vụ muối mới.

Vấn đề chính của nghề muối cũng như nhiều mô hình sản xuất khác là đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, theo nhiều hộ dân, làm nghề muối dù khó khăn như thế nào cũng ít khi lỗ, thường là lời hoặc hoà vốn, bởi làm muối là “lấy công làm lời”. Nhưng cũng chính vì vậy nghề muối rất vất vả.

Ông Dương Thanh Hải, ấp Lưu Hoa Thanh, chia sẻ: “Chưa bao giờ bản thân tôi nghĩ tới chuyện bỏ nghề. Sắp tới có công ty đến thu mua nên rất  mừng. Từ đây hạt muối của xã Tân Thuận sẽ có điều kiện đến tay người tiêu dùng nhiều hơn, chất lượng hơn, đời sống của người dân cũng sẽ tốt hơn”.

Và mới đây, niềm tin hé mở khi những diêm dân được thông báo sẽ tham gia vào hợp tác xã vì tỉnh đã tìm được đầu ra cho muối. Song song đó, xã cũng kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện hướng dẫn mô hình làm muối trải bạt. Mô hình này hiện đang thí điểm, nếu thành công sẽ nhân rộng cho nhiều hộ trên địa bàn trong thời gian tới.

Ông Trần Văn Tỉa, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Thuận, cho biết: “Đây là nghề hình thành nhờ điều kiện gần cửa biển, độ mặn cao nên thực hiện được. Vì vậy, chính quyền địa phương luôn quan tâm vận động bà con giữ vững làng nghề truyền thống trên địa bàn xã. Khi được liên kết với doanh nghiệp, giá cả sẽ ổn định”.

Muối là mặt hàng nông sản thiết yếu, song, nhu cầu sử dụng của người dân không quá nhiều. Yếu tố quyết định chính là ở chất lượng sản phẩm. Với hướng mở mới, hy vọng thời gian tới diêm dân Tân Thuận cho ra thị trường lượng muối đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu để cuộc sống diêm dân ổn định hơn./.

Gia Quỳnh 

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Sầm uất phố biển

Thiên nhiên ban tặng cho Cà Mau một dải duyên hải từ Ðông sang Tây, với hơn 254 km đường bờ biển; có các cửa sông, cửa biển gắn với những địa danh nổi tiếng như: Gành Hào, Hố Gùi, Hốc Năng, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm, Sông Ðốc, Ðá Bạc, Ba Tỉnh, Khánh Hội, Hương Mai...

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.