ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 10:55:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hương Tết ngọt ngào

Báo Cà Mau (CMO) Vẫn là vị Tết đó thôi, nhưng Tết quê nhà lại pha thêm một chút hương vị riêng biệt mà không phải Tết nơi nào cũng có. Bởi vậy tôi mới nhớ đến nao lòng cái Tết quê mình, nhớ mùi bánh thơm ngon, nhớ thịt kho hột vịt…

Bánh tét là món ăn đặc trưng ngày Tết của người dân Nam Bộ.  Ảnh: HUỲNH LÂM

Bánh tét là món ăn đặc trưng ngày Tết của người dân Nam Bộ. Ảnh: HUỲNH LÂM

Tết trong tim tôi là hình ảnh cả nhà ngồi quây quần bên mấy món mứt làm dang dở: mứt gừng, mứt dừa… toàn tự tay làm cả. Tết thì xúng xính quần áo đẹp, cả đám trẻ con năm nào đi chúc Tết từng nhà, nói cười rộn rã. Giờ bọn mình mỗi đứa một cuộc sống riêng, một hướng đi riêng. Cố nhân nói với tôi rằng “mình nhớ tuổi thơ, nhớ đám bạn, nhớ Tết xưa, nhưng cuộc sống đổi thay rồi”. Tôi mong Tết này gặp lại, chúng tôi vẫn sẽ là chúng tôi của ngày xưa, ký ức vẫn ở đó không đổi dời đi đâu được.

Tết là dịp để mình về nhà. 365 ngày chân mình lưu lạc khắp nơi, công việc, cuộc mưu sinh và đuổi theo giấc mơ khao khát đã khiến tôi xa quê, nhớ quê thật nhiều. Những ngày Tết, tôi sẽ về quê nhà đón xuân cùng gia đình, để được sống trong không khí đầm ấm, tuy vụng về nhưng tôi vẫn nấu vài ba món cho ông bà, cho người thân yêu. Tết để tôi nhận ra gia đình là điều tuyệt vời nhất. Tết để tôi nhận ra dù có đi đâu thì quê hương vẫn chiếm vị trí không đổi trong trái tim mình. Những giá trị đó mới là giá trị vững bền, vĩnh hằng trong tâm tưởng.

Tết là để đoàn viên. Ðoàn viên, đoàn tụ, sum vầy thì còn gì tuyệt vời hơn. Ở thời đại quây cuồng như vũ bão, đoàn viên đôi khi là giấc mơ xa xỉ của nhiều người. Tôi muốn cảm ơn Tết đã cho tôi thấy rằng đoàn viên đáng quý vô cùng. Tôi chỉ muốn nói rằng, dù có đi đâu chăng nữa thì gia đình, quê hương vẫn là chỗ dựa vững chắc, vẫn là nơi đón đợi ta về trong hạnh phúc yêu thương.

Tôi yêu cái Tết quê mình, yêu bầu trời, yêu nắng xuân trên sông. Tôi yêu cảnh quê hương trong sớm mai ấm áp, trước sân nhà cây mai ông trồng đã được bọn trẻ hái lá từ trước đợi ngày 30 bung nở hoa vàng, đêm giao thừa bà gói bánh tét phương Nam, đám con cháu quây quần nghe bà kể chuyện, canh lửa bánh tét. Ngày Tết gia đình ăn bữa cơm với những món truyền thống của người Việt Nam, chúc tụng ông bà, làng xóm, nói với nhau những điều tốt lành nhất trong cuộc đời. Và bao giờ trên bàn thờ gia tiên cũng thơm nồng hương hoa. Có lẽ tôi hướng nội nên tôi vẫn yêu những giá trị cổ truyền, vẻ đẹp của Tết xưa hơn là Tết hiện đại. Nhưng đôi khi chúng ta cần biết dung nạp cái mới bởi nó hợp thời, bởi nó tích cực văn minh. Dẫu thế, trong tim mỗi người vẫn còn một hình dung riêng về Tết.

Cảm ơn mùa xuân!./.

 

Hoàng Khánh Duy

Chén cơm đồng bằng

Tôi sinh ra ở Bạc Liêu, một tỉnh xa xôi của đồng bằng sông Cửu Long. Ngày tôi còn bé, khoảng 60 năm trước, khi tôi biết bưng chén cơm lên ăn, là tôi được bà mẹ nghèo dầu dãi một sương hai nắng của mình dạy cho bài học về thái độ đối với hạt cơm.

Về đâu những hạt phù sa...

Dòng Mê Kông chảy vào đất Việt, từ bao đời nay gom góp phù sa hình thành nên đồng bằng châu thổ an lành, với cộng đồng dân cư mang dáng nét “văn hoá miệt vườn”, “văn hoá sông nước” hào sảng xứ này. Cà Mau - “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” - (Nguyễn Tuân) là miền đất tận cùng của đồng bằng châu thổ, được tạo nên bởi những hạt phù sa màu mỡ ấy.

Tản mạn về rồng

Rồng (âm Hán Việt gọi là long) là loài vật chỉ có trong huyền thoại được dân gian khắc hoạ hình tượng đầu sư tử, mình rắn, chân cọp, móng vuốt của chim ưng để biểu hiện sự dũng mãnh, uy lực.

Nhớ Tết quê

Bắt cá mùa nước rọt

Xóm tôi hầu như nhà nào cũng có ao, đìa, có đất nuôi tôm, chí ít cũng được vài ba công, lúc tôm thất cũng có cá lóc, cá phi, cá bống ăn qua bữa. Riêng nhà tôi chỉ mấy mét đất ven sông để cất nhà ở.

Xuân gần lại - Nhớ Tết xưa

Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Tết Nguyên đán gắn liền với phong tục của người Việt Nam từ rất lâu đời, thế nhưng cái Tết ngày nay ít nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chuyến hàng cuối năm

Hồi nhỏ, tôi nghe ông nội tôi nói: “Nhờ có cách mạng mà ông bà mới có đất đai chia cho con cháu”. Sau này lớn lên tôi mới biết, nguồn gốc đất đai mà ba tôi và chú bác mỗi người vài công là do Nhà nước cấp cho giai cấp “bần cố nông” sau năm 1945, khi ta giành được chính quyền.

Chà gạo ăn Tết

Tôi không nhớ chính xác nhà mình thôi chở lúa đi chà gạo hồi nào, chỉ nhớ là cũng lâu lắm rồi. Bởi vậy, mấy ngày giáp Tết, tạt ngang nhà máy xay lúa ở ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, nhìn cảnh bốc vác, tất bật cân đong, vận chuyển gạo, nếp, tấm, cám... trong âm thanh rền rền, ù ù tiếng máy chạy xay lúa, bụi cám bám phủ mọi ngóc ngách, cảm giác hoài niệm ùa về.

Tản mạn về ảnh báo chí

Dù hơn 10 năm làm phóng viên nhưng chưa bao giờ tôi được đánh giá cao về kỹ năng hình ảnh, tự mình nhận thấy đó cũng là nhược điểm cần cải thiện nhiều thêm. Dự nhiều lớp tập huấn về ảnh báo chí, song, trong đầu cũng còn nhiều băn khoăn, chưa thông suốt. Ảnh báo chí là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm báo chí, thậm chí, trong một số trường hợp sẽ quyết định đến giá trị, sức sống, sự lan toả của tác phẩm báo chí. Hiểu điều ấy là một việc, song thực tế tác nghiệp, tôi và không ít đồng nghiệp đều loay hoay khổ sở với khâu hình ảnh.

Còn thương tre trúc sau vườn...

Theo dấu chân của những lớp người tiền nhân, nghề đan đát về với Cà Mau, cây tre, cây trúc cũng thành khoảnh, thành vườn, thân thuộc và đắc dụng chớ không còn mọc hoang tạp, vô năng. Nếu tính thời gian cũng đã hơn trăm năm. Ðiểm độc đáo của nghề đan đát ở Cà Mau là theo vùng, theo xóm, theo sự trao truyền, mỗi nơi có những sản phẩm đặc trưng, nổi danh riêng biệt. Như bên Thới Bình, nức tiếng nhất là mặt hàng mê bồ, cần xé; trong khi đó, miệt U Minh lại vang danh với những mặt hàng tinh xảo gia dụng như rổ, nia, sịa, sàng, thúng...