ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:59:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 2022, hội viên Hội Nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo; hưởng ứng phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”… Qua đó, góp phần nâng cao đời sống nông dân, khởi sắc diện mạo nông thôn.

Các cấp Hội Nông dân Việt Nam và cán bộ, hội viên phát huy tốt vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. (Trong ảnh: Tổ hợp tác tôm - màu 1/5, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời).

Tỉnh Cà Mau có gần 114.000 hội viên (trong đó có hơn 10.000 hội viên là đảng viên); 100 cơ sở hội, 916 chi hội, 4.702 tổ hội. Năm 2022, có 77.000 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp. Từ phong trào thi đua SXKDG, nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng, lợi nhuận kinh tế cao. Ðiểm nhấn là Hội Nông dân tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Tân Thành, TP Cà Mau, có 12 thành viên đều là hội viên, nông dân SXKDG.

Bên cạnh đó, các cấp hội hỗ trợ nông dân đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu cho 10 nhãn hiệu tập thể và 12 nhãn hiệu chứng nhận, nhằm tăng sức cạnh tranh các sản phẩm của hội viên, nông dân; trực tiếp hướng dẫn thành lập mới 73 tổ hợp tác sản xuất, 14 hợp tác xã, 79 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 10 chi hội nông dân nghề nghiệp; xây dựng 9 mô hình điểm về khởi nghiệp có hiệu quả; đồng thời giúp đỡ 234 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo.

Cán bộ, hội viên, nông dân giúp nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, cùng vươn lên làm giàu chính đáng. (Trong ảnh: Nông dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình, thu hoạch tôm càng xanh).

Ông Nguyễn Trường Giang, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, chia sẻ: "Hội đã tích cực phối hợp các ngành tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của hội viên, nông dân, như phối hợp Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn giao dịch Thương mại điện tử Postmart.vn, đồng thời đưa 77 sản phẩm OCOP, 492 sản phẩm hàng hoá lên sàn thương mại điện tử; tổ chức trưng bày các sản phẩm OCOP địa phương tại quầy giao dịch Trung tâm TP Cà Mau với 30 loại sản phẩm… Người mua đăng ký trên sàn hơn 94.000 tài khoản (sản lượng giao dịch luỹ kế là 3.684 giao dịch, doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng)… Bên cạnh đó, UBND tỉnh trao quyền Hội Nông dân tỉnh trực tiếp quản lý 2 nhãn hiệu tập thể Than đước Mũi Cà Mau và Ðũa đước Mũi Cà Mau.

Mô hình nuôi cá chình của ông Nguyễn Hữu Ánh, phường Tân Thành, TP Cà Mau, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.

Qua thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, năm 2022 có 4 huyện hội, 39 cơ sở hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có 2 nông dân được Trung ương Hội trao tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc; 5 nông dân dự Hội nghị biểu dương nông dân SXKDG toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017-2022; đề cử 1 nông dân tham gia chương trình tôn vinh Nhà khoa học của Nhà nông lần thứ IV/2022 do Trung ương Hội tổ chức; 1 tập thể, 7 cá nhân được tuyên dương khởi nghiệp.

Mắm cá lóc huyện Thới Bình là 1 trong 10 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2022.

Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, diễn ra đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp hội tiếp tục kêu gọi cán bộ, hội viên, nông dân đoàn kết, quyết tâm khắc phục khó khăn; ra sức thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của hội và các phong trào thi đua của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp phát động… Ðoàn kết, sáng tạo, linh hoạt triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong năm 2023./.

 

Mộng Thường

 

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Khánh An vào mùa thu hoạch bồn bồn

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thế nhưng, nghề trồng bồn bồn trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, hiện đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân và bồn bồn trở thành cây trồng chủ lực tại đây.

Thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh

Ngày 17/8, Ban sáng lập hợp tác xã (HTX) tổ chức Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh, huyện U Minh. HTX được thành lập với 115 thành viên, trong đó có 79 thành viên chính thức, vốn điều lệ ban đầu hơn 250 triệu đồng.

Nuôi tôm sạch, an toàn

Ðể sản xuất thích ứng với thời tiết, thổ nhưỡng, người nuôi tôm không ngừng cải tiến hình thức nuôi. Tại xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, nhiều hộ triển khai phương thức nuôi tôm sạch, an toàn khi sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả cao.

Khẳng định thế mạnh tôm sinh thái

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển, việc tập trung nuôi tôm sinh thái được xác định là một trong những ngành nghề chủ lực và mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra hướng phát triển mới cho huyện.

Vươn lên khá, giàu nhờ nuôi cá

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh đã duy trì và phát triển mô hình nuôi cá bống tượng, nhờ thực hiện mô hình này mà nhiều hộ vươn lên khá, giàu. Hiện nay, giá cá bống tượng tiếp tục tăng cao nên người nuôi rất phấn khởi, tích cực duy trì và nhân rộng mô hình, nhất là trong hội viên cựu chiến binh (CCB).

IoT tạo bước tiến cho ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, cơ hội mới. Tại tỉnh Cà Mau, việc áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) trong nuôi thuỷ sản và công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, mang lại hiệu quả, sự đổi mới tích cực cho ngành.