ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-10-24 09:14:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Ấp không hộ nghèo” ở Biển Bạch

Báo Cà Mau Giảm dần và giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến đến không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các ấp là mục tiêu phấn đấu của Ðảng bộ và Nhân dân xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, địa phương đã phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực chăm lo cho các đối tượng yếu thế, vừa tiếp sức, vừa khơi dậy nội lực để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.

Hà Phúc Ứng là ấp đầu tiên trên địa bàn xã Biển Bạch được chọn thực hiện mô hình thí điểm “Ấp không hộ nghèo”. Mô hình được triển khai từ tháng 4, thời gian thực hiện kéo dài đến cuối năm nay, sau đó sẽ đánh giá, điều chỉnh bổ sung các giải pháp để phù hợp tình hình thực tế và nhân rộng mô hình. Theo đó, địa phương đã phân công cán bộ, đảng viên nhận phụ trách hỗ trợ, giúp đỡ từng hộ nghèo, cận nghèo; có phương án, kế hoạch trợ lực giúp người dân tăng gia sản xuất, lao động, kinh doanh để ổn định kinh tế, khơi dậy ý thức thực hành tiết kiệm, tự vươn lên thoát nghèo.

Bà Ðoàn Xuân Nguyện, Phó chủ tịch UBND xã, thông tin: “Những hộ nghèo và cận nghèo tại ấp Hà Phúc Ứng đều nhận các mô hình sinh kế để phát triển sản xuất, được hỗ trợ về nhà ở; những trường hợp được nhận bảo trợ xã hội, địa phương lưu ý tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng kịp thời. Xã đặt mục tiêu xoá nghèo bền vững, không để tái nghèo, từ đây đến cuối năm ấp Hà Phúc Ứng sẽ tiến tới là ấp không còn hộ nghèo”.

Hộ anh Thạch Văn Tình (ấp Hà Phúc Ứng) từng là hộ nghèo nhiều năm liền. Sau khi tham khảo ý kiến gia đình, địa phương đã xem xét để gia đình anh Tình 2 lần được hỗ trợ tôm giống từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Không có đất sản xuất, anh Tình thuê đất, kết hợp trồng lúa và nuôi tôm. Nhiều năm nay tuy tình hình sản xuất, canh tác gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm không để cái nghèo đeo bám, anh vẫn chăm chỉ lao động, cố gắng ổn định kinh tế để lo chi phí sinh hoạt cho gia đình nhỏ và con được cắp sách đến trường. Anh chia sẻ: “Vừa rồi khi được hỗ trợ giống tôm thẻ để thả nuôi, sau khi thu hoạch cũng được 6 triệu đồng, tôi tiếp tục mua con giống thả nuôi vụ mới. Vụ tôm - lúa cuối năm nay tôi còn được địa phương hỗ trợ thêm giống lúa, vụ mùa lần này tôi thả 50 ngàn con giống tôm càng xanh, hy vọng tôm có giá”.

Bên cạnh tôm giống, vụ lúa - tôm năm nay anh Thạch Văn Tình còn được địa phương hỗ trợ giống lúa.

Bên cạnh tôm giống, vụ lúa - tôm năm nay anh Thạch Văn Tình còn được địa phương hỗ trợ giống lúa.

Không riêng ấp Hà Phúc Ứng, các nguồn lực hỗ trợ sinh kế được địa phương nghiên cứu để trao “cần câu” cho những đối tượng phù hợp trên địa bàn xã. Ðiển hình như hộ bà Ðỗ Thị Do (Ấp 18), là gia đình thuộc diện chính sách, còn là hộ cận nghèo của xã. Bà Do đã 2 lần được địa phương hỗ trợ 100% con giống, thức ăn chăn nuôi để có sinh kế lúc tuổi xế chiều. Nhận được 150 con vịt xiêm giống, bà Do bắt tay vào cải tạo chuồng trại, sau 1 tháng thả nuôi, đàn vịt phát triển rất nhanh và không bị hao hụt. “Ngoài nhận con giống, đàn vịt nhà tôi còn được tiêm phòng đầy đủ, được nhân viên thú y hướng dẫn kỹ thuật phòng dịch bệnh. Nhà không có đất sản xuất nên được xã cho vịt về nuôi, tôi mừng lắm, ước tính trước Tết là sẽ bán được”, bà Do phấn khởi.

Chỉ hơn 1 tháng được hỗ trợ con giống, thức ăn, đàn vịt của bà Ðỗ Thị Do đã phát triển rất tốt.Chỉ hơn 1 tháng được hỗ trợ con giống, thức ăn, đàn vịt của bà Ðỗ Thị Do đã phát triển rất tốt.

Trong năm 2024, xã Biển Bạch được UBND huyện Thới Bình phân bổ 825 triệu đồng để thực hiện Dự án 3 (Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp) để thực hiện 3 mô hình: nuôi tôm càng xanh (24 hộ), nuôi gà (11 hộ), nuôi vịt (6 hộ). Nhìn chung, các mô hình đều phù hợp với nguyện vọng, trên cơ sở tham vấn, hỏi ý kiến của người dân để khi triển khai phù hợp với khả năng và tình hình thực tế của địa phương.

“Có thể nói, công tác giảm nghèo tại xã có nhiều chuyển biến, chúng tôi đặt phương châm không chạy theo thành tích, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để bà con bỏ dần tư tưởng trông chờ ỷ lại. Trên cơ sở thực hiện mô hình “Ấp không hộ nghèo” đã đạt được kết quả khá cao, thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, đồng thời tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án hiệu quả, đúng quy định và giải ngân đúng tiến độ đề ra”, bà Ðoàn Xuân Nguyện cho biết thêm./.

 

Hữu Nghĩa

 

Phụ nữ Tam Giang làm đẹp quê hương

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng NTM, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tam Giang đã chú trọng phát huy vai trò của tổ chức hội, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào, gắn với những việc làm thiết thực nhất.

Lan toả “Ngày Chủ nhật xanh”

“Ngày Chủ nhật xanh” là hoạt động thường xuyên, được các cấp bộ đoàn trong toàn huyện Năm Căn triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua, có sức lan toả mạnh mẽ đến từng ấp, khóm; được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân.

Cần nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ

Theo Huyện uỷ Thới Bình, trong số 10/13 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Huyện uỷ đề ra, đến thời điểm này có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch (Bảo hiểm y tế; Thu gom, xử lý rác thải), 3 chỉ tiêu xấp xỉ đạt (Chi ngân sách; Sản lượng lúa; Tỷ lệ lao động qua đào tạo), 3 chỉ tiêu có kết quả đạt từ 70-90% (Thu ngân sách; Sản lượng thuỷ sản; Giải quyết việc làm).

Nông thôn mới trên quê hương Tam Giang Tây

Tam Giang Tây xây dựng NTM bằng sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, sự đồng hành của các tổ chức kinh tế, mạnh thường quân... Từ đó, xã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện, đời sống người dân được nâng lên rõ nét, diện mạo quê hương đổi thay từng ngày.

Ðầu tư hạ tầng giao thông tạo đà phát triển kinh tế

Xác định đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng, không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, huyện U Minh tập trung mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến lộ huyết mạch.

Khánh Hưng hân hoan về đích nông thôn mới

Ngày 27/9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1894/QÐ-UBND công nhận xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn NTM năm 2024. Thành quả này là kết tinh từ sự nỗ lực, phấn đấu, sự đoàn kết, đồng lòng trong hành trình xây dựng NTM của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hưng, quyết tâm đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân tiến bộ, văn minh.

Xã Tắc Vân chưa thể thành phường

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa X vừa qua, Nghị quyết công nhận xã Tắc Vân thành phường Tắc Vân đã không được thông qua, nguyên nhân do địa phương này chưa được phê duyệt quy hoạch đô thị. Vậy là, xã nông thôn mới nâng cao Tắc Vân tiếp tục chờ và cần có thời gian để được lên phường, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của mọi người đối với địa phương nơi cửa ngỏ của thành phố và tỉnh. 

“Trái ngọt” từ sự chung lòng

Về xã Phong Ðiền (huyện Trần Văn Thời) hôm nay, cờ hoa rực rỡ, đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp, cảnh quan xanh tươi; người dân vui mừng chào đón ngày hội của quê hương - Ngày xã Phong Ðiền được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Ðây chính là trái ngọt từ sự chung lòng, quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tiến trình xây dựng NTM.

Quyết tâm về đích nông thôn mới nâng cao

Ðạt chuẩn NTM năm 2016, xã Khánh Bình được huyện Trần Văn Thời chọn chỉ đạo tiếp tục nâng cao các tiêu chí để đạt chuẩn xã NTM nâng cao năm 2024. Với tinh thần đoàn kết và những giải pháp, việc làm cụ thể, Ðảng bộ và Nhân dân Khánh Bình quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, phấn đấu về đích theo kế hoạch đề ra.

Tập trung hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết năm

Trong 9 tháng qua, với sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Thành uỷ, giám sát chặt chẽ của HÐND và sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, kinh tế - xã hội TP Cà Mau tiếp tục phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực.