ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 18:53:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng từ ngày hội tôm

Báo Cà Mau Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức. Sự kiện nhằm giới thiệu những thành tựu, tiềm năng của ngành tôm và các sản phẩm OCOP của Cà Mau và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đến với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế. Qua đó, tạo cơ hội thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường đối với các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu tôm và các sản phẩm khác của Cà Mau nói riêng, vùng ÐBSCL nói chung.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Tổ chức Festival Tôm Cà Mau, nhấn mạnh, với sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL 2023, chúng ta kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng tôm. Cụ thể, tạo thêm giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành tôm thông qua thực hiện tốt các khâu liên kết sản xuất, đẩy mạnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường, không ngừng duy trì và cải tiến chất lượng, giữ vững uy tín, thương hiệu của ngành tôm Cà Mau đối với đối tác và người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Quy trình chế biến tôm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú. (Ảnh minh hoạ) Ảnh: PHÚ HỮU

- Ðược biết, ngày 27/10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh có chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện sự kiện. Vậy kế hoạch cụ thể sự kiện lớn này như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Văn Sử: Về thời gian, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã dự kiến điều chỉnh tổ chức sự kiện sớm hơn kế hoạch, cụ thể là điều chỉnh từ 13-16/12 sang 10-13/12.

Về nội dung, sự kiện sẽ gồm: lễ khai mạc; diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; hoạt động triển lãm, trưng bày, kết nối giao thương ngành tôm, các sản phẩm OCOP; hoạt động ẩm thực; diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; các hội nghị, hội thảo chuyên đề và các hoạt động trải nghiệm văn hoá vùng miền.

Trong đó, chương trình khai mạc, bế mạc Festival được dàn dựng chuyên nghiệp, đậm dấu ấn đặc trưng của vùng đất, con người Cà Mau, kết hợp tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành tôm Việt Nam. Không gian triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP có khoảng 400 gian hàng, với hoạt động trưng bày các mô hình, công nghệ sản xuất giống; công nghệ, thiết bị hỗ trợ quản lý ao nuôi; công nghệ chế biến thuỷ sản; sản phẩm tôm chế biến và đặc sản tươi sống kết hợp với khu vực phục vụ ẩm thực từ các nhà hàng nổi tiếng của tỉnh Cà Mau. Qua đó, du khách không chỉ tham quan quy trình, mô hình, công nghệ phục vụ ngành tôm mà còn có thể thưởng thức hương vị đặc sắc của các sản phẩm tôm và các đặc sản của Cà Mau.

- Ðến nay, các tiểu ban phục vụ Festival Tôm đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, phần việc như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Văn Sử: Trên tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, các trưởng tiểu ban tập trung quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác chuẩn bị.

Tiểu ban Nội dung đã phối hợp các đơn vị tư vấn có năng lực, nhiều kinh nghiệm tổ chức lễ hội xây dựng hoàn thiện phương án sơ đồ bố trí tổng thể và phối cảnh không gian sự kiện đảm bảo an toàn, phù hợp không khí lễ hội. Ðã có văn bản mời và nhận xác nhận đăng ký của gần 400 gian hàng, gồm các hạng mục chủ yếu về ngành tôm (thiết bị dây chuyền, công nghệ chế biến, mô hình nuôi, sản phẩm tôm chế biến, thuỷ sản tươi sống...) và khu vực trưng bày sản phẩm OCOP theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Tiểu ban Hậu cần xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí và nguồn lực hỗ trợ các hoạt động của sự kiện; xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy; công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, trang trí hệ thống ánh sáng đường phố đang được UBND TP Cà Mau triển khai thực hiện đồng bộ.

Tiểu ban Tuyên truyền đã mời các đạo diễn, nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh tham gia tư vấn, xây dựng kịch bản. Thiết kế sân khấu, trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan cho chương trình khai mạc, bế mạc; thiết kế các chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp, hoạt động trải nghiệm văn hoá, vui chơi giải trí và tham quan du lịch. Tiểu ban này đã xây dựng xong kế hoạch truyền thông Festival; vận động các doanh nghiệp viễn thông đóng trên địa bàn tỉnh cung cấp wifi miễn phí phục vụ sự kiện Festival Tôm; chuẩn bị các điều kiện cho truyền hình trực tiếp lễ khai mạc...

Kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng tôm Việt Nam, cụ thể là tạo thêm giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành tôm thông qua thực hiện tốt các khâu liên kết sản xuất, gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ vào sản phẩm. (Ảnh minh hoạ) Ảnh: PHÚ HỮU.

- Ông có thông điệp gì muốn gửi đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành tôm trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp cần có tâm thế như thế nào để đón chào sự kiện Festival lớn này?

Ông Lê Văn Sử: Festival Tôm là cơ hội rất thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp của Cà Mau, của các tỉnh vùng ÐBSCL giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), như Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Ðối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)... Festival tạo điều kiện, chắp cánh cho ngành tôm Cà Mau có thể bay cao, vươn xa hơn ra thị trường thế giới. Do vậy, các doanh nghiệp, đặc biệt ngành tôm, nhất là các doanh nghiệp đã đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, như GlobalGAP, ASC... cần nắm bắt tốt cơ hội này để mở rộng thêm mạng lưới đối tác, phát triển thị trường.

Các hoạt động chung của sự kiện sẽ giúp lan toả giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho ngành thuỷ sản địa phương. Do đó, việc đồng hành của các doanh nghiệp với tỉnh nhà là điểm nhấn hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào  thành công chung của Festival Tôm 2023. Tỉnh rất hoan nghênh và trân trọng sự chủ động, nhiệt tình đăng ký tham gia, chia sẻ đồng hành của doanh nghiệp xuyên suốt trong chuỗi sự kiện.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Phú Hữu thực hiện

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.