ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:31:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lao đao với nghề

Báo Cà Mau (CMO) Vùng đất Trần Văn Thời màu mỡ, với những nông dân sáng tạo, giỏi giang, được biết đến không chỉ có lúa, hoa màu, cá đồng mà còn nổi danh với mô hình nuôi cá bổi thương phẩm, đặc biệt là cá khô bổi U Minh nức danh xa gần.

Thế nhưng, thời gian qua, đối với con cá bổi, bà con nông dân huyện nhà vẫn còn không ít trăn trở.

Giàu đó rồi lại nghèo đó

Nghe tin cá bổi thương phẩm hàng 8 (8 con/kg) hiện có giá 60 ngàn đồng/kg, anh Văn Công Vẹn (Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời) khấp khởi trong lòng. Nhưng vui đó rồi lại rầu đó, không biết liệu niềm vui có được trọn vẹn, khi mấy tháng nữa ao cá bổi của anh mới tới đợt thu hoạch có trúng giá như bây giờ. Bởi cảnh trúng mùa rớt giá quen thuộc như ăn cơm bữa đối với dân nuôi cá bổi như anh.

Thật ra, so với dân trong nghề, anh Vẹn đến với nghề nuôi cá bổi thương phẩm khá muộn vì thấy nghề ăn nên làm ra, cũng muốn làm gương phát triển kinh tế xứng danh trưởng khóm. 5 năm trước, anh Vẹn quyết định quy hoạch lại mấy công đất ruộng, cải tạo trồng dừa, trồng chuối và chủ yếu là đào ao nuôi cá bổi.

Vốn liếng không nhiều, để có tiền thực hiện ước mơ làm giàu từ cá bổi, anh Vẹn phải thế chấp bằng khoán đất, vay vốn ngân hàng 140 triệu đồng. 4 vụ nuôi cá bổi, tuy may mắn, không đến nỗi nào, nhưng anh Vẹn cũng chưa từng biết cảm giác thế nào là trúng mùa được giá, là được cầm đồng tiền lời sau gần một năm ròng cực nhọc. Làm giàu từ cá bổi đâu chẳng thấy, chỉ thấy nợ ngân hàng vẫn còn đó mà lãi phải đóng đều đều.

Anh Vẹn buồn bã nói: “Lời hay lỗ cũng phải nuôi, không nuôi lấy tiền đâu mà đóng lãi ngân hàng. Không chỉ tôi mà nhiều bà con nuôi cá bổi ở khóm này cùng chung cảnh”.

Lúc trúng mùa được giá, cá bổi từng là mô hình được chọn để nhân rộng sản xuất, giúp nông dân phát triển kinh tế của ngành chuyên môn, hội, đoàn thể.

Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hải Hồng Chí Hiếu cho biết: “Nhận thấy mô hình nuôi cá bổi thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2012-2013, theo đề án dạy nghề, hội triển khai dự án nuôi cá bổi thương phẩm cho 30 học viên ở ấp Đường Ranh. Triển khai kiến thức trên lý thuyết đến thực hành như ươm cá giống, nuôi cá thương phẩm và thực hiện nuôi thí điểm tại 3 hộ dân. Sau khi dự án kết thúc, bà con vẫn duy trì nuôi và mở rộng diện tích toàn xã lên 20 ha. Thế nhưng, thời điểm 2016 giá cá rớt quá, bà con thiệt hại, diện tích thả nuôi sụt giảm, hiện chỉ còn vài héc-ta”.

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu, ông Ba Việt phải thu mua cá bổi tươi ở tận tỉnh Đồng Tháp để cung cấp cho khách hàng.

Cần liên kết sản xuất

Cá khô bổi đã xây dựng được thương hiệu tập thể cá khô bổi U Minh, khẳng định được vị trí sản phẩm trên thị trường và ngày càng nổi tiếng. Thế nhưng, việc giá cá bổi thương phẩm không ổn định, ảnh hưởng đến diện tích nuôi, thiếu hụt nguồn nguyên liệu làm cho một số cơ sở làm nghề cá khô bổi gặp khó khăn.

Ông Trần Quốc Việt, chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Việt (ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây), người có thâm niên làm nghề cá khô bổi đã 40 năm cho biết, ở cơ sở của ông sản xuất nhộn nhịp nhất là vào những tháng giáp tết. Cơ sở đã đăng ký sử dụng thương hiệu tập thể 6 năm qua. Những tháng khác trong năm cũng có làm nghề nhưng do địa phương chủ yếu bà con thu hoạch cá đông ken vào tháng 10, tháng 11 âm lịch, còn thời gian khác trong năm thì ít, thành ra không có nguồn nguyên liệu để làm, phải lên tận Đồng Tháp kiếm cá về làm khô. Cá vùng trên giá thấp hơn cá địa phương nhưng cá không ngon bằng, đem về làm đỡ, bán lẻ lần vài trăm ký với loại cá khô không sử dụng thương hiệu.

Ông Việt bộc bạch: “Nếu mình có điều kiện, máy móc trữ cá tươi làm sẵn, để qua tết làm khô bán từ từ thì tiện biết mấy. Còn giờ không có thì phải làm bao nhiêu bán bấy nhiêu, lúc không có cá phải chạy đến chỗ khác kiếm cá thôi”.

So với cơ sở Ba Việt, cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Đức (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời) có phần thuận lợi hơn, ngoài việc ông Ba Đức (Lê Minh Đức) vừa nuôi cá bổi thương phẩm, vừa sản xuất cá khô, yếu tố quan trọng giúp cơ sở ngày càng mở rộng là có sự liên kết trong sản xuất với các hộ nuôi cá bổi trong vùng mặc dù hình thức còn nhỏ lẻ.

Ông Ba Đức chia sẻ: “Bà con lấy thức ăn, phân, thuốc ở cơ sở thì tới khi thu hoạch mình thu mua cá cho bà con. Những lúc giá rớt thì cơ sở ưu tiên thu mua cá của bà con và hỗ trợ giá chút đỉnh. Bình quân một năm cơ sở sản xuất 20 tấn cá khô bổi và thu mua 70 tấn cá bổi thương phẩm. Nhờ đầu tư máy trữ đông mà việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi hơn, cơ sở có thể sản xuất, kinh doanh cá khô quanh năm. Nhưng sản lượng nhiêu đó cũng là cố gắng lắm rồi, dẫu muốn liên kết hỗ trợ bà con vùng mình để giá cả ổn định phần nào cũng không được, một mình cơ sở không làm nổi”.

Không nỡ từ bỏ con cá bổi, nông dân mỗi người mỗi cách loay hoay tự bơi vượt qua khó khăn để giữ nghề, hy vọng một ngày nào đó thời hoàng kim của cá bổi sẽ quay trở lại. Không biết đến bao giờ nông dân nuôi cá bổi mới không còn nỗi lo về giá, về chi phí sản xuất, về đầu ra sản phẩm và không còn lao đao với nghề./.

Ngọc Minh

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.