ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 5-7-24 23:55:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Báo Cà Mau Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Chưa có phương án chống rủi ro

Vẫn là câu chuyện lúa, ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Hợp tác xã (HTX) Hữu An, ấp Giao Vàm là nơi tiên phong sản xuất lúa sạch theo mô hình lúa - tôm của địa phương. Với nỗ lực gia tăng giá trị cho lúa, HTX Hữu An đã ký kết được hợp đồng bao tiêu với đối tác lớn, tuy nhiên niềm vui chưa trọn vẹn thì xảy ra nhiều vấn đề không mong muốn”.

Xã viên HTX Hữu An, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời tích cực chăm sóc vụ mùa lúa - tôm.

Ông Nhan Văn Dũng, Giám đốc HTX Hữu An, trần tình: “Từ năm 2021, bà con tham gia HTX, bán lúa sạch, giá bao tiêu theo hợp đồng nên bà con phấn khởi lắm. Tụi tôi ký hợp đồng cận mùa vụ thu hoạch, đảm bảo bà con được mua với giá bằng hoặc cao hơn thị trường hẳn hoi”. Sau mùa vụ đầu tiên thắng lợi, đến năm sau, tình hình có nhiều biến động. Theo ông Dũng, cận vụ thu hoạch năm 2022, một số người môi giới xuất hiện, mua giá lúa rất cao, sau đó biến mất. Bà con vịn vào giá đó đòi hỏi giá mua của doanh nghiệp bao tiêu. Thế là làm ăn trục trặc, dù đại diện chính quyền địa phương, HTX đã đứng ra giải thích, tuyên truyền đủ kiểu.

“Chưa hết, sau đó tình hình làm ăn của doanh nghiệp gặp khó, việc bao tiêu tạm dừng, đến mùa vụ 2023 này, HTX và bà con đang ráo riết xúc tiến để tìm đầu ra khác, nhưng cũng không dễ dàng gì”, ông Dũng chia sẻ. Trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân chính là thành tố hết sức quan trọng, tuy nhiên, nông dân Cà Mau dường như đóng vai trò “biến số” hơn là “hằng số”.

Nông dân Cà Mau giờ đã rất coi trọng lúa, cả vùng chuyên canh và vùng lúa - tôm, tuy nhiên lợi nhuận mang về thì còn quá nhỏ.

Rủi ro của nông dân Cà Mau có phần nguyên nhân chủ quan không hề nhỏ. Nông dân khi tham gia các chuỗi liên kết giá trị sẵn sàng phá vỡ liên kết để bán nông sản theo thời giá có lợi, chưa quan tâm đến lợi ích chung, lâu dài. Không ít nông dân, theo tâm lý đám đông, có lợi thì tham gia các chuỗi liên kết; nếu khó khăn thì sẵn sàng tách ra làm riêng, miễn có lợi nhuận dù ít, dù nhiều. Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã chỉ ra rằng: “Nếu tách mình ra khỏi chuỗi giá trị, hoặc tham gia chuỗi giá trị một cách thụ động, cầu may và lỏng lẻo, nông dân Cà Mau sẽ khó bứt phá vươn lên để làm giàu”.

Nhưng sòng phẳng mà nói, nông dân có quá ít lựa chọn do nằm ở thế yếu, thụ động cho quyền lợi chính đáng của bản thân. Ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc HTX nuôi tôm công nghiệp Tân Long, gan ruột: “Cũng phải thương cho người nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Vốn liếng bỏ ra quá lớn, trong khi đó rất khó tiếp cận vốn ưu đãi. Vấn đề giá vật tư thuỷ sản, giá cả tôm nguyên liệu thì nông dân cũng đâu quyết định được. Ðến lúc bí bách quá, người ta phải chọn cách thuyền ai nấy lạo, thân ai nấy lo”.

Lựa chọn an toàn

Nông dân chính là chủ thể, là động lực và cũng là mục tiêu của các chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp, trước quá nhiều rủi ro, họ lựa chọn sự an toàn cho bản thân mình. Kể cả những người rất tâm huyết, khát khao để nâng tầm giá trị các mặt hàng nông sản có thương hiệu của Cà Mau cũng rất cẩn trọng với câu chuyện bứt phá để làm ăn lớn.

Là dân cố cựu của vùng Hàng Vịnh, Năm Căn, ông Dương Công Lộ tâm sự: “Tôi là nông dân nuôi tôm, cua. Rồi tình hình nuôi tôm, cua cũng dở dần đều, tôi quay sang phát triển nghề làm bánh phồng tôm truyền thống của gia đình”. Thương hiệu bánh phồng tôm Phúc Nhân của ông Lộ và gia đình hiện đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, khai thác nhãn hiệu bánh phồng tôm Hàng Vịnh, Năm Căn đã có thị trường rộng lớn cả nước với sản lượng trên 30 tấn/năm. Tuy nhiên, ông Lộ e dè khi được đề xuất thành lập HTX: “Tôi thấy quy mô gia đình là vừa rồi, mở mang ra sợ không kham nổi”.

Cơ sở Phúc Nhân hiện đang khai thác khá hiệu quả thương hiệu tập thể bánh phồng tôm Hàng Vịnh, Năm Căn, nhưng vẫn chưa xây dựng thành HTX vì sợ rủi ro trong kinh doanh.

Trong câu chuyện, ông Lộ đánh giá thị trường bánh phồng tôm đang tích cực, nhưng lâu dài chưa biết ra sao: “Ai ai cũng đổ xô vô làm, mơi mốt cạnh tranh dữ lắm, cái này thì mặt hàng nào cũng tình cảnh vậy thôi, nhiều hàng thì dội chợ mà. Phương án an toàn là bánh phồng tôm Phúc Nhân giữ vững, nâng cao thêm chất lượng, ổn định mối làm ăn với các đối tác quen, còn chuyện nâng lên thành HTX, đa dạng thêm sản phẩm là chuyện hồi sau mới tính”.

Cũng với tâm thế ăn chắc, mặc bền ấy, bà Lê Kim Tiền, chủ Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, với thương hiệu tập thể bánh phồng tôm Ðất Mũi, thổ lộ: “HTX thì cũng ham, lời nhiều ai mà không thích, nhưng thấy sức mình chưa đủ, nói gì thì nói chớ làm ăn lớn mà nơm nớp trong lòng cũng đâu có được”. Vậy là Kim Tiền chỉ duy trì ở mức trên dưới 10 tấn sản phẩm/năm để bán ra thị trường, vừa sức lại an toàn.

Thị trường hàng hoá lớn cần có nhiều yếu tố, từ tư duy lớn, chuỗi liên kết lớn, giá trị kinh tế - xã hội lớn... Xem ra, với nông dân Cà Mau, những câu chuyện ấy chỉ mới khơi gợi sự tò mò mà chưa thật sự có đủ sức hút và độ tin cậy để tham gia trong tâm thế tích cực, chủ động. Với quá nhiều rủi ro, cả hiển hiện lẫn tiềm ẩn, nông dân Cà Mau vẫn lựa chọn phương án an toàn thay vì mạo hiểm. Ðây cũng chính là sức ì lớn, khiến họ không thể bứt thoát lên để hướng tới những mục tiêu lớn trong chuỗi giá trị nông nghiệp.


Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 12 sản phẩm đặc sản, đặc thù được bảo hộ với hình thức nhãn hiệu tập thể (trong đó có 2 sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ); 14 sản phẩm được bảo hộ với hình thức nhãn hiệu chứng nhận, hiện đang triển khai thêm 2 dự án cấp tỉnh cho các sản phẩm khác.


Hải Nguyên - Song Nguyễn

Bài cuối: Giải quyết vấn ðề cấp bách

 

Trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình: Những ký ức không phai

Cuối tháng 3/1972, ở đây chưa có mưa, còn là mùa hạn. Thầy Lê Châu, Hiệu trưởng và thầy Năm Thuật, Hiệu phó Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, khoá 3, đến Xóm Dừa, Ấp 6A. Cô Mười Mỳ là Bí thư Chi bộ xã Quách Văn Phẩm “B”, huyện Tư Kháng (huyện Ðầm Dơi ngày nay). Các thầy tìm chỗ để cất trường học và chọn vườn cô Út Ngươn để đặt lớp học. Xa ngoài kia, chọn vườn Biện Ðài, Lung Chim và 1 điểm nữa ở Thanh Tùng.

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Báo Minh Hải - Niềm tự hào chưa cạn tỏ

Báo Minh Hải là tiền thân của Báo Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay. Hơn 20 năm hoạt động, tờ báo này đã trở thành chiếc nôi rèn luyện cho thế hệ báo chí sau ngày thống nhất đất nước. Từ đây, đã có nhiều nhà báo trưởng thành, trở thành cán bộ lãnh đạo của báo chí, văn học nghệ thuật 2 tỉnh và Trung ương, nhiều nhà báo trở thành những tài danh báo chí, văn chương. Hướng tới kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chúng tôi trân trọng giới thiệu tâm tình của một nhà báo, nhà văn, người đã sống trọn vẹn suốt thời gian măng sét Báo Minh Hải tồn tại trong lòng độc giả, cùng bạn đọc hôm nay.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài cuối: Ðiểm sáng xoá nghèo

Trên cơ sở trợ lực từ nhiều chương trình, chính sách, sự chung tay góp sức của cộng đồng; các cấp uỷ đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã sâu sát trong dân, nắm chặt hoàn cảnh hộ nghèo để triển khai đồng loạt biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; đồng thời giúp người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khơi gợi ý chí phấn đấu thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo - Bài 2: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

Cùng với triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, Cà Mau thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào đã lan toả giá trị nhân văn trong cộng đồng, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo, người gặp hoạn nạn sớm ổn định cuộc sống, giúp các địa phương hiện thực hoá mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Ðể vùng quê… trắng hộ nghèo

Cùng với phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Cà Mau luôn đặt mục tiêu giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu. Bằng những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ý thức vươn lên của hộ nghèo, cuối năm 2023 Cà Mau còn 1,6% hộ nghèo (giảm 2.507 hộ nghèo), 1,56% hộ cận nghèo (giảm 922 hộ). Ðặc biệt, tỉnh có 170 ấp, khóm và 5 xã, phường, thị trấn xoá trắng hộ nghèo. Ðó là những điểm sáng, lan toả kinh nghiệm, cách làm hay và là động lực trong hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài cuối: Phải thật sự gần dân, sát cơ sở

Đến thời điểm này, có thể khẳng định chủ trương trước đây của Huyện uỷ Phú Tân về cải tạo vườn tạp, trồng hoa màu, mang lại hiệu quả kinh tế hộ; hay như việc tận dụng trồng cây xanh ven sông để ngăn chặn sạt lở... đã mang lại kết quả đáng tự hào, được Nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng tham gia, lan toả. Nhìn từ Phú Tân, các địa phương khác có điều kiện tương tự, học tập làm theo và cũng đạt kết quả đáng phấn khởi. Bài học rút ra là cái gì mang lại lợi ích thiết thực vì việc chung sẽ được người dân tích cực đồng lòng chung tay, góp sức.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo - Bài 2: ...Ðến chỉ thị cấp bách

Trước những biến đổi khó lường của thời tiết, ngày 16/2/2024, Huyện uỷ Trần Văn Thời đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/HU (Chỉ thị 09) về tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán gây ra, nhằm huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị để ứng phó, giảm thiểu tác động. Ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, Chỉ thị 09 ban hành phù hợp thực tiễn, tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... vì việc chung.

Ðảng tăng cường sức mạnh, dân đồng thuận làm theo

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành bộ máy chính trị của Ðảng và Nhà nước, có những việc cần định hướng với tầm nhìn chiến lược dài hơi, có quá trình thực hiện mang tính giai đoạn; có những việc mang tính cấp bách, cần tập trung xử lý ngay, dứt điểm trong thời khắc nhất định. Song, tất cả đều hướng đến mục tiêu là nhằm lan toả chủ trương hợp lòng dân, sát thực tế, được cụ thể hoá đi vào đời sống Nhân dân, nâng cao nhận thức đúng đắn để cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ chính trị với quyết tâm cao nhất vì sự an toàn, phát triển nhanh và bền vững của xã hội… Ðảng tăng cường sức mạnh, dân tin tưởng làm theo sẽ tạo nên nội lực vững chãi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Biển có vững, bờ mới yên - Bài cuối: Quân - dân nghĩa tình

“Trường Sa vì Tổ quốc”, “Cả nước vì Trường Sa”, những tiếng hô đồng thanh vang vọng giữa trùng khơi khi tàu rời cảng Trường Sa đã nói lên phần nào sự gắn bó máu thịt của tình quân - dân. Nghĩa tình ấy chính là sức mạnh để Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, luôn luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.