ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 10:18:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Máy chà gạo di động

Báo Cà Mau Sau hơn 2 tháng lắp ráp máy chà gạo, anh Trần Văn Sang, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, hằng ngày len lỏi trên các dòng sông, đến phục vụ tận nơi cho người dân có nhu cầu chà gạo. Máy chà gạo di động này mang lại nhiều tiện ích, giúp rút ngắn thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí.

Sáng sớm, anh Sang đã chuẩn bị mọi thứ từ dầu, nhớt, bao bì để bắt đầu công việc một ngày. Theo anh Sang, trước đây vợ chồng anh đi làm hồ, giăng lưới trên sông nhưng cuộc sống bấp bênh. Quyết tâm đổi nghề khác ổn định, vợ chồng đầu tư lắp ráp máy chà gạo di động trên sông, với chi phí 120 triệu đồng.

Nhờ có máy chà gạo cỡ nhỏ di chuyển đến tận vùng sâu, vùng xa, nơi giao thông đường bộ chưa phát triển mà người dân không phải mất công sức chở lúa đi xa để chà gạo.

Nhờ có máy chà gạo cỡ nhỏ di chuyển đến tận vùng sâu, vùng xa, nơi giao thông đường bộ chưa phát triển mà người dân không phải mất công sức chở lúa đi xa để chà gạo.

Anh Sang cho biết: “Với thiết kế nhỏ, gọn, máy được lắp cố định dưới phà để dễ len lỏi trên vùng quê, kênh rạch và chỉ xay lượng lúa cỡ nhu cầu hộ gia đình. Ban đầu khi mới làm nghề, tôi lắp cái loa trên phà để rao cho bà con biết. Dần dần khi quen mối, tôi cho bà con số điện thoại, lúc cần họ điện thoại là tôi đưa máy chà tới tận nơi, lên tận nhà lấy lúa đem xuống ghe chà gạo cho bà con”.

Vì làm nghề trên sông nước nên việc ăn uống, nghỉ ngơi đều trên phà. Với anh Sang, tuy công việc có phần cực nhọc, đi sớm về muộn, nghề này thu nhập không cao nhưng ổn định, đôi lúc di chuyển liên xã, từ xã Khánh Bình qua tới xã Khánh Bình Ðông. Mỗi chuyến đi như vậy, trừ hết chi phí, còn thu nhập khoảng 300-400 ngàn đồng/ngày, khi cận Tết chà nhiều thì thu nhập sẽ cao hơn.

Gạo khi chà ra trắng, đều, đẹp và không bị lẫn trấu hay thóc.

Gạo khi chà ra trắng, đều, đẹp và không bị lẫn trấu hay thóc.

Chị Lê Thị Quyên, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, khách hàng của anh Sang, chia sẻ: “Thời gian chà gạo rất nhanh, tầm 15-20 phút là xong 1 bao lúa, nếu mình lấy gạo, lấy cám luôn thì tiền công mỗi bao là 25 ngàn đồng, còn nếu chà xong mình lấy gạo, đưa cám cho chủ phà thì chỉ tốn 10 ngàn đồng”.

Nhờ có máy chà gạo cỡ nhỏ di chuyển đến tận vùng sâu, vùng xa, giao thông đường bộ chưa phát triển mà nhiều người có nhu cầu không phải mất công sức chở lúa đi xa để chà gạo. Chị Lâm Thị Nhi, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, cho biết: “Từ khi có máy chà gạo di động của anh Sang, rất tiện cho cô bác ở đây, giá cả lại hợp lý”.

 

Vũ Linh

 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.

Nhà báo với nông dân

Trong hành trình phát triển của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu luôn có sự đồng hành của báo chí.