ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 06:26:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành lúa gạo ÐBSCL

Mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Báo Cà Mau Diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay khoảng 7,1 triệu héc-ta, riêng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) khoảng 3,8 triệu héc-ta. Trước những thách thức lớn của ngành lúa gạo ÐBSCL trước tình trạng biến đổi khí hậu, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” được coi là giải pháp phù hợp, khả thi, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

Nhận diện thách thức

Ðánh giá về “sức khoẻ” ngành hàng lúa gạo vùng ÐBSCL, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan nhận định: “Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo, đặc biệt là tại các vùng sản xuất trọng điểm như vùng ÐBSCL. Những điều kiện này không chỉ làm giảm sản lượng thu hoạch mà còn gây khó khăn cho việc bảo quản lúa gạo sau thu hoạch”.

Thực tế, thị trường xuất khẩu gạo đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, với sự tham gia mạnh mẽ của các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Ðộ; điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giữ vững thị phần và nâng cao giá trị xuất khẩu.

Với những công việc trước mắt và lâu dài, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công thương và cơ quan liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia - cơ quan tham mưu về chiến lược, chính sách và xử lý các vấn đề liên quan đến ngành hàng lúa gạo.

Ông Lê Minh Hoan cho rằng, cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ việc thu mua, chế biến và bảo quản lúa gạo; bao gồm việc nâng cấp hệ thống kho bãi, trang bị các thiết bị bảo quản hiện đại và mở rộng công suất của các nhà máy chế biến. Ðẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam, nhất là các thị trường mới như châu Phi, Trung Ðông, châu Âu, Halal.

Lợi nhuận cho nông dân là giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo vùng ÐBSCL. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Ảnh: HUỲNH LÂM

Lợi nhuận cho nông dân là giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo vùng ÐBSCL. (Trong ảnh: Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Ảnh: HUỲNH LÂM

Ðồng thời, ngành lúa gạo phải nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết sản xuất “4 nhà”, nhất là giữa nông dân và doanh nghiệp, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm lúa gạo. Hoàn thiện chính sách và hỗ trợ kỹ thuật nhằm bảo vệ lợi ích của người nông dân. Cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian xử lý các dự án liên quan đến chế biến và bảo quản lúa gạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất.

Thay đổi tư duy và hành động

Với Ðề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại vùng ÐBSCL, ông Lê Minh Hoan cho biết: “Ðây là đề án mà Chính phủ hết sức kỳ vọng, hoàn toàn khả thi. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg, ngày 2/3/2024, về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới. Sản lượng lúa năm 2023 đạt 43,5 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Trong đó, sản lượng gạo xuất khẩu gần 8,3 triệu tấn, giá trị xuất khẩu gần 4,8 tỷ USD. Các doanh nghiệp chế biến gạo cũng đã tích cực mở rộng thị trường, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu với các đối tác mới tại châu Phi, Trung Ðông và châu Âu”.

Nội lực và hướng đi của ngành lúa gạo cũng đã được tăng cường củng cố, định hình thông qua việc đầu tư vào hệ thống kho bãi bảo quản hiện đại và nâng cấp các nhà máy chế biến, giúp nâng cao khả năng bảo quản, chế biến gạo, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Việc quản lý thu mua và chế biến lúa gạo đã góp phần quan trọng vào việc ổn định giá cả trên thị trường trong nước. Các biện pháp điều tiết và hỗ trợ nông dân đã giúp hạn chế tình trạng ép giá, đảm bảo người trồng lúa có thu nhập ổn định. Sự ổn định về giá cả cũng giúp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu dễ dàng hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Nông dân Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng. Ảnh: TRẦM NGHĨ

Nông dân Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng. Ảnh: TRẦM NGHĨ

Bên cạnh đó, các chính sách quản lý, điều phối từ Trung ương đến địa phương đã chú trọng đến việc cân bằng lợi ích giữa người trồng lúa, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo. Các chính sách hỗ trợ và các biện pháp khuyến khích sản xuất đã giúp người trồng lúa duy trì năng suất cao, có đầu ra ổn định. Ðồng thời, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu được hưởng lợi từ sự hỗ trợ về hạ tầng, chính sách ưu đãi thuế, tín dụng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

“Ðặc biệt, nhằm phát triển ngành lúa gạo bền vững, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường tiêu thụ, Bộ đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1490/QÐ-TTg, ngày 27/11/2023, phê duyệt Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” nhằm thúc đẩy xây dựng các vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn, có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa người trồng lúa với hợp tác xã, doanh nghiệp; sản xuất lúa bền vững, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học, giảm phát thải khí nhà kính tại vùng ÐBSCL”, ông Hoan thông tin thêm./.

 

Phạm Hải Nguyên tổng hợp

 

Ðổi thay đất anh hùng

Mùa này, nắng nhuộm vàng những vườn cây trĩu quả bên bờ Sông Hậu, xuyên qua Cù lao Tân Quy, những con đường thẳng tắp, rợp bóng cây như minh chứng đất Cầu Kè đang khoác lên mình diện mạo mới; một vùng quê trù phú, điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Trà Vinh.

Tinh hoa mặn mà từ biển Bạc Liêu

Nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Bạc Liêu từ lâu đã nổi danh với nghề làm muối truyền thống. Những cánh đồng muối trắng xoá trải dài, lấp lánh dưới ánh mặt trời, không chỉ là nguồn sinh kế của người dân địa phương mà còn là biểu tượng văn hoá độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây được coi là thủ phủ muối khi là một trong những nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước nằm ở 2 huyện: Hoà Bình và Ðông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân nơi đây đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế và kế thừa nghề làm muối độc đáo qua bao thế hệ.

Muối Bạc Liêu và cơ hội vươn mình

Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và dùng để giao lưu, trao đổi phục vụ cho mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan đát và làm muối... Hầu hết các nghề này đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm nay.

Hương tràm vùng biên

Tháng Giêng, trời biên giới Tây Nam hanh hao nắng. Nước bắt đầu rút nhanh trên các nhánh sông, để lại dòng kênh ven rừng sánh màu nâu đỏ của lá tràm khô, bờ kênh phơi mình trong nắng vàng óng ánh, ửng lên màu vàng cháy của phèn. Phía bên kia tuyến dân cư thưa thớt là vệt rừng tràm khô khát. Vậy là chúng tôi đã lọt thỏm vào khu vực 730 ha rừng tràm do Trung đoàn 30, Sư đoàn 4 quản lý dọc biên giới Tây Nam thuộc địa phận huyện Giang Thành và Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang.

Mùa quýt hồng chín rộ

Trong những ngày giáp Tết nguyên Đán, Ất Tỵ 2025, trên vùng đất phù sa châu thổ Cửu Long thuộc các xã Long Hậu, Tân Thành, Hòa Thành và Vĩnh Thới, Vĩnh Hậu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đang vào mùa quýt hồng chín rộ, thu hút hàng ngàn du khách đổ về tham quan, check-in và thưởng thức những quả quýt chín vàng tươi, ngọt lịm.

Thúc đẩy kinh tế biển phát triển

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 140/QÐ-TTg ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ðây là quy hoạch mang tầm chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế biển phát triển.

Cổ tích ở Cù lao Ông Hổ

Nhơn Mỹ, xã ở Cù lao Ông Hổ, huyện Chợ Mới (An Giang), từ lâu đã được nhắc đến như biểu tượng của tinh thần học tập ở miền Tây Nam Bộ. Trước đây, Nhơn Mỹ là vùng đất nghèo khó, nơi người dân đa phần sống dựa vào những mảnh ruộng, mùa nước nổi lại thêm lo toan chồng chất. Thế nhưng, bằng sức mạnh của giáo dục và sự nỗ lực không ngừng, Nhơn Mỹ đã vươn mình, trở thành “Làng hiếu học” như một câu chuyện cổ tích giữa thế kỷ 21.

Mệnh lệnh trái tim

"Nghiên cứu tiếp tục triển khai đoạn tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Ðất Mũi (khoảng 80 km), giao Cà Mau triển khai với sự hỗ trợ, bố trí vốn của Trung ương, cố gắng khởi công trong năm tới". Ðây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân chuyến kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), gồm tuyến Cần Thơ - Cà Mau và Châu Ðốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng, vào chiều 15/12.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 538/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, về việc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

200 năm - Mầm xanh bên dòng Vĩnh Tế

Kênh Vĩnh Tế được đào 200 năm trước (1819-2024). Kênh có chiều dài hơn 90 km, rộng 30 m, sâu 2,55 m. Ðiểm bắt đầu từ TP Châu Ðốc (An Giang), điểm cuối là TP Hà Tiên (Kiên Giang). Kênh có nhiệm vụ kiểm soát lũ cho toàn vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong thoát lũ ra biển Tây; cấp nước tưới cho khoảng 144.000 ha trên tổng số gần 400.000 ha đất nông nghiệp ở vùng này.