ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 13-6-25 08:06:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Năm 2020 ngành NN&PTNT chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hoá

Báo Cà Mau (CMO) “Ngành nông nghiệp cần tiếp tục tập trung cơ cấu lại sản xuất, chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường khâu chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản, giữ chất lượng và chữ tín đối với sản phẩm nông nghiệp như: lúa gạo Sóc Trăng ST, trái cây, tôm sạch… chú trọng mở rộng phát triển thị trường, nhất là thị trường EU và xem đây những khâu đột phá trong năm 2020 và những năm tiếp theo”.

Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị Tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành NN&PTNT vào Chiều ngày 23/12. Điểm cầu Cà Mau có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải dự.

Năm 2019, Ngành NN&PTNT tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ mới là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và đổi mới mô hình tăng trưởng; vượt qua thách thức, khai thông thị trường xuất nhập khẩu; môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ. Hoàn thành và vượt 03/04 chỉ tiêu, đó là: Kim ngạch xuất khẩu Nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3%; Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 54%, có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ tiêu đạt thấp là tăng trưởng GDP 2,2% (chủ yếu do bệnh dịch tả lợn Châu Phi làm giảm khoảng 1,1% tăng trưởng toàn ngành).

Tuy nhiên, nhìn nhận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành NN&PTNT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà ngành cần khắc phục trong năm tới. Đó là cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển theo yêu cầu, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế sản xuất thấp; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu chững lại do giá xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực giảm; tiến độ để giải quyết "Thẻ vàng" của EC đối với đánh bắt hải sản còn chậm; sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cháy rừng tiếp tục diễn ra; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, quản lý ATTP vẫn rất khó khăn, phức tạp; khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền khá lớn.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành NN&PTNT

Năm 2020, tình hình thế giới, khu vực được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, ngành nông nghiệp tiếp tục xác định đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới đòi hỏi ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trong năm mới.

Theo đó, ngành NN&PTNT cũng đặt ra chỉ tiêu cơ bản năm 2020 của ngành: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8 - 3%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9 - 3,05%; Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng 42%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%; ít nhất 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 17.000 HTX nông nghiệp; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%.

 Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành NN&PTNT và các địa phương, cần tập trung giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả cơ cấu ngành nông nghiệp. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn. Quan tâm đẩy mạnh việc trồng rừng, phát triển sản phẩm dưới tán rừng. Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng giá cả đầu vào cho nông nghiệp, áp dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.

Cùng với việc tăng cường các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành cũng cần thực hiện quyết liệt đồng bộ hiệu quả khuyến nghị của EC đưa ra, sớm lấy lại “Thẻ xanh” thay vì “Thẻ vàng” và loại bỏ hoàn toàn “Thẻ đỏ” trong xuất khâu tôm. Việc làm này không chỉ là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT mà chính là nhờ vào sự phối hợp chủ động quyết liệt tích cực từ phía chính quyền địa phương, nhất là các địa phương như: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Quảng Nam, và một số tỉnh phía Bắc. Quyết tâm phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đứng hàng đầu thế giới.

Hồng Nhung

 

 

 

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hiệu quả nuôi sò huyết xen canh

Sò huyết trở thành vật nuôi quen thuộc với nhiều hộ dân ở huyện Ðầm Dơi nói chung, xã Quách Phẩm nói riêng. Tận dụng lợi thế tự nhiên phù sa nhiều, nhiều hộ ở xã Quách Phẩm mạnh dạn đầu tư nuôi tôm kết hợp sò huyết xen canh, bước đầu đem lại hiệu quả cao.