ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 06:13:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng giá trị mật ong U Minh Hạ

Báo Cà Mau Ban Quản lý nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ” khẳng định, những cơ sở kinh doanh mật ong có dán nhãn hiệu, logo do Cục Sở hữu trí tuệ cấp là những cơ sở uy tín, được chứng nhận về chất lượng.

Đây là sản phẩm mật ong nguyên chất, hoàn toàn tự nhiên, đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay trên một số trang mạng xã hội có nhiều người rao bán sản phẩm mật ong không có nhãn mác, xuất xứ nhưng lại khẳng định là “Mật ong U Minh Hạ”. Ðiều này sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn và mua phải những sản phẩm kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến thương hiệu này.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tham quan các sản phẩm trưng bày tại "Không gian khởi nghiệp" của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nhân sự kiện ra mắt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do VNPT Cà Mau cung cấp ngày 2/10/2023. Ảnh: PHÚ HỮU

Anh Ðỗ Hoài Bảo (ngụ thị trấn U Minh, huyện U Minh), người có nhiều năm kinh doanh mật ong rừng U Minh Hạ, cho biết, sản phẩm của anh bán ra thị trường là sản phẩm chất lượng, được kiểm định và bảo đảm an toàn. Ðặc biệt, sản phẩm mật ong của anh sử dụng logo nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ cấp) và có mã QR để khách hàng truy xuất nguồn gốc.

Nguồn mật của anh Bảo bán ra thị trường được liên kết thu mua từ các hộ dân chuyên nghề gác kèo ong ở địa phương và những hộ này đã được Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau cấp phép sản phẩm có truy xuất nguồn gốc.

“Mật ong thật có vị ngọt dịu nhưng có hậu chua nhẹ, thời gian sử dụng từ 1-2 năm, nếu để lâu quá mật sẽ chuyển sang màu sậm. Khi thu mua mật ong về, tôi thường gửi mẫu ra Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau kiểm định, nếu đạt tiêu chuẩn mới bán ra thị trường”, anh Bảo nói.

Anh Đỗ Hoài Bảo giới thiệu sản phẩm mật ong của mình được dán nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ".

Huyện U Minh có diện tích rừng trên 31.000 ha, thuận lợi cho việc phát triển đàn ong tự nhiên lấy mật. Với tiềm năng của địa phương, năm 2011 huyện U Minh được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Mật ong U Minh Hạ", sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng để mật ong và các sản phẩm từ mật ong U Minh có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Ðồng thời, mở ra cơ hội mới để người làm nghề gác kèo ong ở U Minh phát triển, tăng thu nhập.

Ông Phạm Văn Nhạn, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh (đơn vị quản lý nhãn hiệu tập thể "Mật ong U Minh Hạ") khẳng định, các cơ sở kinh doanh mật ong sử dụng logo mang nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ” do Hội Nông dân huyện quản lý là mật ong đạt tiêu chuẩn.

“Ðể tránh mua nhầm mật giả, kém chất lượng, người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm ở các cơ sở có uy tín, sản phẩm phải có dán nhãn mác, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ” và có mã quét QR để tra cứu về nguồn gốc xuất xứ”, ông Nhạn khuyến cáo.

Theo ông Nhạn, Hội Nông dân huyện U Minh hiện đang quản lý 24 cơ sở kinh doanh mật ong đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Mật ong U Minh Hạ” và 33 hộ dân làm nghề gác kèo ong có truy xuất nguồn gốc. Hằng năm, địa phương cung cấp ra thị trường từ 70-80 ngàn lít mật ong. “Tất cả 24 cơ sở sử dụng nhãn hiệu do Hội Nông dân huyện U Minh quản lý đều kinh doanh mật ong hoàn toàn tự nhiên, đạt chất lượng”, ông Nhạn cho biết.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết, để định hướng phát triển mật ong U Minh Hạ, UBND huyện đã tổ chức họp các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện công bố chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ”. Ðồng thời, ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý nhãn hiệu tập thể có trách nhiệm cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ”.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, Ban Quản lý nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ” có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin trong và ngoài tỉnh. Ðồng thời, lồng ghép vào các cuộc họp để đẩy mạnh tuyên truyền trong hệ thống Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể có liên quan về việc đăng ký, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ”.

Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm mật ong có nhãn mác và mã quét truy xuất nguồn gốc.

Ðể giữ gìn và phát huy giá trị “Mật ong U Minh Hạ”, UBND huyện U Minh thường xuyên chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng nhãn hiệu nhằm đảm bảo chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ. Ðồng thời, địa phương phối hợp các ngành chức năng kiểm tra các cơ sở đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể định kỳ, lấy mẫu kiểm tra đánh giá chất lượng như: hàm lượng nước, độ an toàn vệ sinh thực phẩm..., thực hiện quy trình cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mật ong U Minh Hạ”.

“Ðịa phương thường xuyên quảng bá, xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ; thiết kế mã dán về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; kiểm mẫu, phân tích giám sát chất lượng sản phẩm; thiết kế nhãn hàng hoá cho sản phẩm nhằm đáp ứng quy định về ghi nhãn hàng hoá từ phương án hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Từ đó, củng cố uy tín, chất lượng cho mật ong U Minh nhằm thu hút khách du lịch, nâng cao giá trị của mật ong trên thị trường. Qua đó nâng cao đời sống người dân sống nghề rừng và góp phần bảo vệ, phát triển rừng, các nguồn tài nguyên của rừng. Ðồng thời, UBND huyện khuyến cáo người dân không vì lợi nhuận mà làm giảm chất lượng mật ong vốn được xem là thương hiệu của vùng đất U Minh”, ông Thịnh cho biết./.

 

Trần Quốc Khải

 

"Bám trụ" với nghề hầm than

Hợp tác xã Chế biến than 2/9 tại ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn hoạt động đã trên 20 năm. Ða phần không đất canh tác, nhiều người bôn ba từ xứ khác về đây lập nghiệp. Tuy vất vả nhưng vì mưu sinh, những người lao động nơi đây vẫn bám trụ, hiện có 19 hộ duy trì làm nghề, mỗi hộ có từ 2-3 lò. Có 2 hộ bị ảnh hưởng sạt lở nên không còn đất cất nhà để tiếp tục theo nghề...

Phụ nữ đồng hành phát triển kinh tế tập thể

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi đã đồng hành cùng hội viên phụ nữ cơ sở, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong cuộc sống. Trong đó, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đã hình thành và không ngừng mở rộng, phát triển thời gian qua, góp phần khơi dậy tiềm năng, tạo cơ hội để chị em mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho gia đình.

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Khoa học - công nghệ nền tảng cho sản xuất và đời sống

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được xác định là nhân tố quan trọng trong sản xuất, chế biến và cả tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, KH&CN không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn là nền tảng để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản phẩm nông, thuỷ sản Cà Mau được nhiều đối tác lớn quan tâm

Ngày 18/11, bà Trương Hà Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC), cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 (tổ chức vào ngày 15/11 vừa qua), có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP trong tỉnh với 5 DN bán lẻ hàng đầu trong nước là Central Retail, Sài Gòn Coop, Kingfood Mart, Bách Hoá Xanh và Siêu thị Satra.

Phương kế giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các ngành, các địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đặc biệt là thực hiện nhiều mô hình sinh kế phù hợp để phát triển kinh tế bền vững, từ đó góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Phụ nữ Khánh Hải giảm nghèo

Tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, các phong trào thi đua được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã triển khai sâu rộng đến từng chi, tổ hội và từng đối tượng phụ nữ với nhiều nội dung, hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.

Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường là những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, song không phải hộ dân nào cũng đủ điều kiện để đầu tư và cải thiện điều kiện thiết yếu này. Ðáp ứng nhu cầu cấp thiết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2024/QÐ-TTg (Quyết định 10) về tín dụng cho chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), có hiệu lực từ ngày 2/9/2024. Quyết định này được đông đảo người dân đón nhận với sự phấn khởi, bởi nó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để cải thiện chất lượng sống.