ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 08:26:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nặng lòng với sách

Báo Cà Mau (CMO) Cũng như thường lệ, vào những ngày giữa tháng 3, chị Đào Thuỳ Mị lại đến Thư viện tỉnh Cà Mau để đổi sách cho ông nội của mình. Cũng là cảm giác ấy, hớn hở khi được tự tay mình lựa sách cho nội và kỹ càng ghi chép lại từng cuốn, từng cuốn một. Lòng bỗng dưng buồn vì chị chợt nhận ra rằng ông nội mình năm nay đã già đi nhiều, ở tuổi 95, không biết còn bao lần chị được tự tay mình lựa sách cho ông như thế.

Hỏi ra mới biết ông cụ là độc giả kỳ cựu của Thư viện tỉnh Cà Mau, không những đam mê đọc sách mà ông còn giữ gìn sách rất cẩn thận. Qua lời giới thiệu của chị Nguyễn Kim Diệu, Phó giám đốc Thư viện tỉnh, chúng tôi vượt hơn 30 cây số để tìm đến nhà ông Đào Tấn Phát (Hai Phát) tại Ấp 8, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.

Ông Hai Phát vừa làm lễ mừng thọ 95 tuổi trong niềm vui của con cháu. Mặc dù tuổi đã cao nhưng sức khoẻ ông còn rất tốt, đặc biệt là đôi mắt sáng tinh tường, ông đọc sách mà không cần mang kính lão, nhiều người trẻ nhìn ông mà khâm phục.

Dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày ông Hai Phát vẫn cặm cụi đọc sách và xem sách như người bạn tri kỷ của mình.

Hôm chúng tôi tìm đến nhà, đúng lúc ông Hai Phát vẫn đang đọc dở một cuốn sách, ông nở nụ cười hiền từ: “Đọc riết thành thói quen rồi con ơi, bỏ không được”. Rồi ông ra dấu, nói: “Bác mới bị lãng tai mấy năm nay, nghe không được, cảm thấy khó chịu lắm. Mấy đứa nhỏ có mua máy trợ thính mà sử dụng không quen, nói chuyện giờ phải kê sát tai bác mới nghe được”. Vậy là chúng tôi hỏi thăm ông Hai Phát bằng cách viết ra giấy cho ông đọc rồi ông trả lời.

Hiện tại, ông Hai Phát ở chung với con trai là ông Đào Nghiêm Trừng (Bảy Trừng). Còn chị Thuỳ Mị, cháu nội thì khoảng nửa tháng về đổi sách cho ông một lần.

Theo lời kể của ông Bảy Trừng, hồi năm 1947, cha ông từng là giáo viên trường tiểu học, rồi làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phường 10 (nay là một ngôi trường ở Phường 7, TP Cà Mau). Ông từ nhỏ đã ham mê đọc sách, từ tiểu học ông đã tiếp cận với sách. Bằng niềm say mê của mình, đến giờ ông vẫn xem sách là vật bất ly thân và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Ông Hai Phát kể: “13 tuổi tôi bắt đầu đọc sách rồi, giữa thời buổi chiến tranh loạn lạc, đi lại cũng khó khăn; lúc học thấy nhà thầy mình có nhiều sách nên mình cũng mạo muội mượn đọc. Thấy tôi đam mê nên thầy cho đọc hết cuốn này đến cuốn khác, có khi sách bị sứt chỉ tôi cũng kết lại rất kỹ càng”.

Đối với ông Hai Phát, đọc sách là một phương pháp tự học riêng cho mình, không chỉ giúp nâng cao trình độ hiểu biết mà sách còn là kho kiến thức dồi dào. Đọc sách còn học được những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. “Điều tốt thì mình học hỏi, cái nào xấu thì mình tránh xa”, ông chia sẻ.

Tính ra ông Hai Phát đã gắn bó với Thư viện tỉnh Cà Mau khoảng 15 năm. Trước đây, có khoảng thời gian ông ở nhà của chị Thuỳ Mị, tại Phường 1, TP Cà Mau. Ban đầu chị Thuỳ Mị thuê sách ở tiệm sách gần nhà cho ông đọc, sau này, thời gian ông đọc càng nhiều nên chị làm thẻ thư viện cho ông, và cũng từ đó ông Hai Phát gắn bó với Thư viện tỉnh Cà Mau.

Chị Thuỳ Mị kể: “Thời gian đầu làm thẻ chỉ mượn được 5 cuốn sách thôi, tuần nào nội cũng ra nhà tôi ở chơi, chủ yếu là đổi sách. Tính ra ông đã đọc hơn 400 đầu sách khác nhau. Lúc đầu mượn, mình không ghi chép lại, đến lúc mượn lần sau mang sách về cho nội thì nội bảo: “Mấy cuốn này đọc hết rồi con ơi”. Quả thật khâm phục trí nhớ của nội, cũng từ đó sách nào mượn mình cũng lưu lại trong máy tính tên đầu sách để tiện cập nhật sách mới”.

Theo thời gian, tuổi cao nên ông Hai Phát không còn đi TP Cà Mau thường nữa, thế là chị Thuỳ Mị đảm nhận trách nhiệm mượn sách cho ông. Chị Nguyễn Hằng Ni, cán bộ Thư viện tỉnh Cà Mau, tâm tình: “Thấy chị Thuỳ Mị vượt hơn 30 cây số để đưa sách cho độc giả lớn tuổi như thế, nên ở đây ai cũng quý mến, trân trọng và “đặc cách” cho mượn số sách nhiều. Thế là Thư viện tỉnh cho ông mượn từ 20-30 cuốn một lần và cho mượn thời gian lâu hơn, khoảng 3-4 tuần, so với thời hạn quy định 2 tuần đối với độc giả”.

Bình quân mỗi ngày ông Hai Phát đọc hết 1 quyển sách, có nhiều thể loại ông lựa chọn như: lịch sử, địa lý, truyện trinh thám, kiếm hiệp, xã hội… Mỗi quyển đọc xong, ông đều đúc kết nội dung và những gì mình tiếp thu được. Nhìn ông cặm cụi ghi lại những ý chính trong quyển sách vừa đọc được, đặc biệt là những câu ông tâm đắc nhất trong quyển sách, ai cũng thán phục. Có những trang sách do thời gian, quá trình vận chuyển bị rách, thế là ông Hai Phát dán lại và cất giữ rất cẩn thận.

“Có nhiều lúc thấy ba mê đọc sách quá, tôi thương, khuyên ba nghỉ ngơi để mắt được thư giãn, vì trước đây mắt ông bị bệnh cườm đá, ba bảo: “Tao đọc sách thấy cũng bình thường, không thấy mệt gì”. Mỗi ngày, ba ăn sáng xong rồi đọc tới trưa, chiều ba đọc thêm rồi mới nghỉ”. Dân ở đây, đặc biệt là mấy cháu học sinh đều nể ông ở tinh thần đọc sách. Bà con quanh xóm này có việc gì cũng nhờ ông tư vấn; ai có lầm lỗi gì, ông cũng khuyên răn, động viên sửa chữa”, ông Bảy Trừng bày tỏ.

Đối với ông Hai Phát, sách giờ đây đã trở thành người bạn tri kỷ, là niềm an ủi lúc tuổi già. Ông luôn nói với các con mình rằng sách là nguồn tri thức vô tận, là kiến thức vô giá mà chúng ta dễ dàng tiếp cận được. Trong cuộc sống hiện đại, tìm về sách, con người được tịnh tâm hơn, bồi bổ tâm hồn, dẹp đi những ưu phiền và bộn bề trong cuộc sống.

Thấu hiểu lời ông dạy, chị Thuỳ Mị luôn “gối đầu giường” quyển sách, khi có thời gian rảnh hoặc trước khi đi ngủ chị đọc vài trang. Hay người cháu ngoại của ông là anh Lê Hồng Sơn cũng lấy ông làm tấm gương để rèn luyện thói quen đọc sách.


Chị Nguyễn Kim Diệu, Phó giám đốc Thư viện tỉnh, chia sẻ: “Trước đây thư viện cũng có các cô chú là độc giả lớn tuổi, nhưng mấy chú vẫn còn đến thư viện để tự mình tìm sách được. Tuy nhiên, trường hợp của chú Phát đặc biệt hơn là chú đã ngoài 95 tuổi mà còn đam mê đọc sách, tuy chú không thể đến trực tiếp thư viện để chọn những tên sách mà mình thích, mà sách chú đọc là do cháu nội mình mượn đem về. Trải qua thời gian nhiều năm như thế thật đáng trân trọng. Tôi thấy chú là một tấm gương sáng để mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay học tập”.


 

Phạm Nhật Minh

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.