ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 14:25:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nên thả giống đúng lịch thời vụ

Báo Cà Mau Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ cả mùa xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm. Nhiệt độ thay đổi thất thường, chênh lệch giữa các tháng trong năm có lúc lên trên 120C. Mực nước trên các con sông, rạch trong tỉnh đều ở mức cao trên cấp báo động III từ tháng 11/2014 và duy trì ở mức cao đến hết tháng 2/ 2015. Sau đó mực nước thấp dần, đạt thấp nhất vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2015 và độ mặn đạt mức 32%o, dịch bệnh trên tôm nuôi có thể xảy ra trên diện rộng.

Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ cả mùa xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm. Nhiệt độ thay đổi thất thường, chênh lệch giữa các tháng trong năm có lúc lên trên 120C. Mực nước trên các con sông, rạch trong tỉnh đều ở mức cao trên cấp báo động III từ tháng 11/2014 và duy trì ở mức cao đến hết tháng 2/ 2015. Sau đó mực nước thấp dần, đạt thấp nhất vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2015 và độ mặn đạt mức 32%o, dịch bệnh trên tôm nuôi có thể xảy ra trên diện rộng.

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

Người nuôi tôm cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh.

Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp ước đạt 10.000 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 75.000 ha, sản lượng tôm 170.000 tấn. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường như nắng nóng, nhiệt độ cao, xâm nhập mặn…, đây là cơ hội để bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuỵ gây thiệt hại cho tôm nuôi.

 Bà con nông dân cần thực hiện đúng khuyến cáo của ngành chuyên môn, nên nuôi 1 vụ trong năm đối với tôm sú và 2 vụ trong năm đối với tôm thẻ chân trắng. Thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm hoặc nuôi luân canh một số đối tượng như: cá kèo, cá rô phi, sò… để cải tạo chất lượng ao, đầm. Ðối với những vùng nuôi có điều kiện thích hợp có thể nuôi 2 vụ tôm sú trong năm, nhưng phải đảm bảo thời gian phơi đáy ao giữa 2 vụ ít nhất 45 ngày. Thời gian thả giống vụ tôm sú, vụ chính trong năm từ tháng 2-6, vụ 2 thả giống bắt đầu từ tháng 11. Không nên thả giống nuôi ở những nơi có độ mặn thấp hơn 5%o, không nên thả giống vào những thời điểm mưa kéo dài vì độ mặn xuống thấp, tôm mắc các bệnh đục thân, cong thân và các bệnh khác. Ðối với tôm thẻ chân trắng, vụ 1 thời gian thả nuôi từ tháng 2-6, vụ 2 thời gian từ tháng 10-12 .

Ðối với mô hình nuôi quảng canh cải tiến nuôi 2 vụ trong năm, thời gian thả giống từ tháng 2-6, vụ 2 từ tháng 11-12. Riêng nuôi quảng canh truyền thống, thời gian thả giống từ tháng 1 đến hết tháng 7 và từ giữa tháng 10 đến hết tháng 12, thả gối vụ sau khoảng 30-45 ngày/lần. Nuôi tôm kết hợp với rừng ở những nơi có rừng ngập mặn cho phép kết hợp với nuôi tôm, thời gian thả giống từ tháng 11-7 năm sau. Nên phơi đầm lâu từ 7-10 ngày, nếu phơi lâu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sinh trưởng của rừng.

Nuôi tôm kết hợp với trồng lúa ở những vùng được quy hoạch, được đầu tư hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh ngăn được mặn, giữ được nước ngọt, thời gian thả giống từ tháng 1-5. Khuyến cáo nên có khu ươm giống trước khi thu hoạch để tranh thủ mùa vụ, vào thời điểm trồng lúa nên nuôi bổ sung các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh…

Các đối tượng nuôi khác như: cá chình, cá bống tượng, cá bổi, cá rô, cá lóc…, thời gian thả giống vào đầu mùa mưa giữa tháng 5-6 nhằm chủ động được nguồn nước, hạn chế những thiệt hại do thời tiết

Bài và ảnh: Trúc Ly

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.