ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 23:54:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề truyền thống tìm lại vị thế

Báo Cà Mau (CMO) Nghề truyền thống gắn bó với người dân từ bao đời nay, nhưng do còn phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, lại phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nên ít người trụ vững với nghề. Để giải quyết gút mắc này, Sở Công thương ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động.

Cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã hoạt động gần 30 năm và không ít lần suýt đóng cửa. Ông Trần Văn Hoàng, chủ cơ sở, cho biết: “Trước kia, ở đây rất nhiều người theo nghề này, nhưng vì ảnh hưởng thời tiết nên ai cũng ngán ngẩm bỏ nghề. Nếu trời nắng tốt còn có lãi chút đỉnh, nhưng gặp mưa dầm thì bà con trắng tay”.

Nâng cấp cơ sở sản xuất nông thôn

Trước khi được hỗ trợ kinh phí 121 triệu đồng để đầu tư máy sấy theo đề án khuyến công năm 2017, ông Bảy Hoàng chỉ ép chuối khô từ tháng 9-12 âm lịch. Nhưng hiện nay, do không còn phụ thuộc vào thời tiết nên ông có thể sản xuất suốt năm. Điều này vừa góp phần nâng cao thu nhập cho cơ sở, vừa giải quyết việc làm cho gần 20 lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Nhờ đầu tư máy sấy nên cơ sở sản xuất khô cá bổi Tư Hùng đã rút ngắn được thời gian ra thành phẩm.

Tính ưu việt của sản xuất chuối khô theo quy trình khép kín còn được đánh giá cao về vấn đề vệ sinh và hình thức của sản phẩm. Với phương châm “sản phẩm tốt đến từ nguyên liệu tốt”, ông Bảy Hoàng luôn chọn chuối tươi loại 1 để làm chuối khô. Nhờ vậy, chỉ sau thời gian ngắn, các công ty sản xuất bánh kẹo trong và ngoài tỉnh tìm đến ông đặt hàng ngày càng nhiều. Ông Bảy Hoàng thông tin: “Máy sấy chuối làm việc xuyên suốt và có khả năng sấy 1 mẻ khoảng 1,5 tấn chuối tươi. Trung bình mỗi tháng, cơ sở cung cấp ra thị trường hơn 30 tấn chuối”.

Không dừng lại ở việc hỗ trợ công nghệ mới cho nông dân, thời gian tới, Sở Công thương tiếp tục hỗ trợ về đăng ký thương hiệu, bao bì sản phẩm cho cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng.

Tiết kiệm chi phí sản xuất

Tương tự, cơ sở sản xuất cá khô bổi Tư Hùng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã được hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công để mở rộng dây chuyền sấy khô cá bổi. Thiết bị này giúp ông Từ Thanh Hùng (chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Tư Hùng) rút ngắn thời gian ra thành phẩm và tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.

Ông Hùng cho biết: “Thiết kế máy sấy sử dụng nguồn nhiệt năng từ than củi nên cơ sở tiết kiệm được khoản chi phí cho nhiên liệu khá lớn. Vì trước đây tôi sấy cá bằng lò sấy lúa sử dụng than đá, lợi nhuận không cao. Điều quan trọng hơn hết là cơ sở tôi đã hoạt động xuyên suốt vì không còn lo thời tiết bất thường”.

Theo thống kê của ông Hùng, trung bình mỗi năm, cơ sở ông cung cấp ra thị trường từ 200-300 tấn cá khô bổi và đang sử dụng nguồn lực địa phương gần 40 nhân công (tính cả thời vụ). Nhờ vậy góp phần đáng kể cho việc giải quyết việc làm ở địa phương.

Với những hiệu quả thiết thực trên, công tác khuyến công ở Cà Mau đang thu hút sự quan tâm của các cơ sở, doanh nghiệp nông thôn.

Phùng Trầm

Ông Huỳnh Văn Lâm, Trưởng Phòng Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghệ - Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, cho biết, thời gian qua, các đề án khuyến công dần hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu thực tế. Mức hỗ trợ mỗi đề án khoảng 50% (dưới 140 triệu đồng). Năm 2017, đơn vị thực hiện 10 đề án khuyến công, đến nay đã nghiệm thu 9 đề án.

 

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.