ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 07:17:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị quyết 68: Khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp

Báo Cà Mau

Một trong những nội dung quan trọng được Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) chỉ đạo tập trung thực hiện chính là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho KTTN. Giải pháp này đã tạo sự phấn khởi trong cộng đồng các doanh nghiệp (DN) và góp phần giải quyết đúng cái khó của DN lâu nay.

Các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp. Ảnh: K.T

DOANH NGHIỆP “CHẠY VỐN”

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, thiếu và chưa đủ vốn phục vụ cho sản xuất - kinh doanh luôn là cái khó hàng đầu của nhiều DN trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, với gần 90% DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ thì càng khó tiếp cận các chính sách tín dụng, thậm chí ngay cả những chính sách tín dụng ưu đãi đặc thù, do ít và không có tài sản thế chấp, thiếu phương án và kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nợ thuế và cả nợ các chính sách đối với người lao động trong tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Đặc biệt khi đến mùa vụ, DN thường lâm vào cảnh “chạy vốn”, thậm chí phải vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để “xoay vòng” và thanh toán các hợp đồng cho đối tác… Do vậy, việc đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho KTTN đã mở ra nhiều cơ hội mới cho DN khơi thông nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh, mạnh dạn liên kết hợp tác và mở rộng quy mô sản xuất, thị trường và cả đầu tư cho khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Bởi Nghị quyết 68 đã chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho KTTN và có chính sách ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại để dành cho DN tư nhân, nhất là DN nhỏ và vừa, DN công nghiệp hỗ trợ, DN khởi nghiệp sáng tạo vay để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và tín dụng xuất khẩu, tín dụng theo chuỗi cung ứng.

ĐA DẠNG HÓA NGUỒN VỐN

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết 68 chỉ đạo về tín dụng trong đa dạng hóa nguồn vốn chính là rà soát khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện mô hình các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa ở cả Trung ương, địa phương; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính, các DN lớn bảo lãnh cho các khoản vay của các DN nhỏ và vừa; chấp nhận rủi ro do điều kiện khách quan, bất khả kháng trong hoạt động bảo lãnh; thực hiện quản lý theo mục tiêu tổng thể; quy định mức trích quỹ dự phòng tài chính hợp lý, nới lỏng điều kiện cấp bảo lãnh so với điều kiện vay vốn ngân hàng; có cơ chế bổ sung nguồn lực, chính sách bảo hiểm hợp lý bảo đảm an toàn hệ thống. Nghiên cứu thành lập quỹ tái bảo lãnh và các mô hình bảo lãnh chéo, đồng bảo lãnh... Đặc biệt là hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế hoạt động của Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa theo hướng mở rộng đối tượng, đơn giản hóa, minh bạch hóa, số hóa điều kiện, quy trình, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, cho vay và giải ngân vốn; đa dạng hóa nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đóng góp từ DN, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế...; khẩn trương bổ sung chức năng, nhiệm vụ đầu tư vào các quỹ đầu tư địa phương và các quỹ đầu tư tư nhân để tăng nguồn cung vốn cho DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp sáng tạo; tài trợ vốn mồi cho các dự án khởi nghiệp, cho vay khởi nghiệp; xây dựng vườn ươm và hỗ trợ khởi nghiệp. Khuyến khích mô hình đồng tài trợ của các quỹ Trung ương, địa phương, tư nhân và các tổ chức tài chính, tín dụng nhằm chia sẻ rủi ro và tăng mức ưu đãi cho các khoản vay đối với các DN nhỏ và vừa.

Ban hành khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát về cho vay ngang hàng, về sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng để kết nối trực tiếp DN nhỏ và vừa với cá nhân, tổ chức tài trợ vốn. Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống ngân hàng, thuế và các cơ quan có liên quan, bảo đảm liên thông, chia sẻ dữ liệu về tình hình hoạt động và tài chính của DN, đánh giá tình hình mức độ tín nhiệm và chấm điểm tín dụng của DN từ phía các tổ chức tín dụng, các quỹ tài chính và các tổ chức xếp hạng tín dụng thứ ba để tăng cường cho vay đối với DN nhỏ và vừa, hộ kinh doanh…

KIM TRUNG

Phát huy vai trò Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, đóng góp lớn cho kinh tế

“Là trung tâm, trái tim công nghiệp của tỉnh, Cụm công nghiệp Khí - Điệm - Đạm Cà Mau cần tiếp tuc phát huy xứng đáng kết quả đạt được, theo kịp xu thế phát triển, đóng góp tích cực và nhiều hơn cho ngân sách và xã hội địa phương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Chí Nguyện nêu tại buổi đến khảo sát, làm việc tại Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đam Cà Mau (xã Khánh An).

Bất cập quản lý thiết bị bay không người lái

Những năm gần đây, drone hay còn gọi là máy bay không người lái trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý. 

 “Kết nối giá trị – Lan tỏa thành công”

Đây cũng chính là chủ đề của buổi họp mặt xúc tiến đầu tư và thương mại do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Cà Mau (CDCM) tổ chức tối 18/7, nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh nhà.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết phối hợp với các hội, đoàn thể

Chiều 18/7, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động uỷ thác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.