ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 00:40:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhận diện mình trước quê hương

Báo Cà Mau (CMO) Cầm trên tay tập ký dày dặn của tác giả Nguyễn Minh với nhan đề “Làng tôi những năm tháng cũ”, chúng tôi ngỡ ngàng bởi sức làm việc phi thường của ngòi bút này - người vừa vượt qua cơn bạo bệnh ở ngưỡng thập tử nhất sinh. 31 bài ký có sức nặng của chữ nghĩa, của tấm chân tình mà người con 2 quê hương Cà Mau - Bến Tre gởi về quê cha, đất tổ: Vùng đất cù lao Bến Tre, nơi có xóm Diều Gà thuộc Mỹ Nhơn, Ba Tri.

Trong tập ký này, ông dành trọn vẹn tâm tình,̀ rỏ máu tim mình để hướng về và đi về với Bến Tre. Nơi có "Làng tôi những năm tháng cũ". Ngôi làng nơi ông trải qua thời thơ ấu bằng tình yêu quê hương qua lời thơ Lục Vân Tiên, nơi bà nội hiền từ dẫn ông đi học trường tư buổi đầu tiên. Là thuở bé tắm sông, cởi truồng, nhảy dây, nhảy cò cò, cất nhà chòi… Quê hương ông có người mẹ tần tảo gồng gánh gia đình, có người cha hoạt động cách mạng phải phiêu dạt khắp chốn, làm đủ nghề để tạo vỏ bọc hợp pháp vì sự nghiệp đánh đuổi giặc thù. Quê ông hiện lên một cách thú vị bằng hình ảnh của thím Hai trồng trầu, gánh nước tưới, uống rượu ghiền. Cứ gánh xong đôi nước lại tu một hớp rượu rồi “khè” một cái, cứ thế tưới xong đám trầu thì thím Hai cũng “phê”…

Hình ảnh bà nội là hình ảnh quê hương xuyên suốt, ám ảnh và xúc động trải dài hầu suốt tập ký. Bà nội không bao giờ đánh cháu, luôn trìu mến dịu dàng, người đầu tiên dắt tay tác giả đi học trường làng buổi đầu tiên. Tác giả thổn thức: “Thuở nhỏ, mỗi tối tôi thường vô mùng nằm ngủ với bà nội. Bà nội tôi già, rụng không còn cây răng”. Tác giả nói về sự mất mát lớn lao của thời thơ ấu khi bà nội lìa đời, câu chữ cũng nghẹn ngào tiếng nấc: “Đêm 20 rạng 21 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1962), khoảng 2 giờ sáng, má tôi giở mùng, đánh thức tôi: Dậy con. Dậy ra nhìn mặt bà lần cuối… Tiếng trống, tiếng nhạc tang và tiếng tụng kinh nghe buồn bã, bùi ngùi thương tiếc bà!”.

Nhà báo Nguyễn Minh và tập sách vừa xuất bản.

Hình ảnh giặc thù tràn khắp quê hương, bao nhiêu tang tóc, mất mát của gia tộc đã hun đúc nên từ những ngày Đồng Khởi. Với cậu bé 10 tuổi, Đồng Khởi là “bỗng nhiên tôi nghe tiếng phát loa từ xa vọng lại, rồi nhà nhà thức dậy đánh mõ vang rần. Tiếng mõ lan rộng, ngân dài, khắp xóm, tạo nên âm thanh vui lạ”. Là cả những rung cảm đầu đời khi nhớ về cô bạn nhỏ: “Rén - cô bạn hơn 10 tuổi có chiếc răng khểnh, đẹp và có duyên” và sau đó bị trúng miểng pháo giặc, để rồi “từ đó, em Rén không còn nữa để chơi trò chơi cất nhà chòi và vui đùa những đêm trăng sáng”.

Quê hương Bến Tre sau ngày hoà bình thống nhất, đón người con xa trở về làm phóng viên báo Đồng Khởi. Tác giả Nguyễn Minh đã làm phóng viên báo Minh Hải từ năm 1973, nhưng năm 1977, ông tự nhận mình về lại quê hương để làm phóng viên tập sự. Trước khi về báo Đồng Khởi, có ý kiến khuyên ông Bến Tre nghèo lắm, sao không ở lại Cà Mau? Nhưng tác giả khẳng khái: “Tôi chẳng màng giàu nghèo, miễn sao được về xứ sở, quê hương”.

Đi đâu trên quê hương, ông cũng thấy tình nghĩa xưa, những câu chuyện cũ, những con người cũ. Qua bao nhiêu cay đắng, bị cuộc đời quăng quật, ông vẫn bình thản, bao dung để chỉ còn lắng lại những gì thuộc về cái đẹp, cái đáng nhớ, cái thanh sạch và tình yêu quê hương đằm thắm, dạt dào. Nơi đó có “Làng Mỹ Nhơn tôi yêu”, có “Bến tre như vùng đất mới” trong ngày trở lại, qua cầu Rạch Miễu để thấy đất cù lao không còn bị chia tách, đang kết nối máu thịt với đà phát triển chung của xã hội. Bến tre có những địa danh, những người bạn cũ. Bến Tre có thằng con duy nhất của tác giả…

Về Bến Tre, Nguyễn Minh nhận diện mình trước quê hương. Sống một cuộc đời con người không dễ dàng và không gì là trọn vẹn. Ngòi bút Nguyễn Minh chân phương và chi tiết. Cách kể, cách dẫn và ngôn ngữ trong tác phẩm ký của ông là sự phối trộn, hoà quyện giữa chất văn học và báo chí. Một ngòi bút tạo nên phong cách độc đáo từ những điều rất đỗi bình thường và giản dị.

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tập ký của Nguyễn Minh: “Làng tôi những năm tháng cũ”./.

Phạm Quốc Rin

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.