ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:48:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân rộng mô hình hiệu quả giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau Thời gian qua, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tăng cường triển khai các chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi về vốn, chuyển giao khoa học công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm để giảm nghèo hiệu quả, từ đó hỗ trợ, giúp người dân không ngừng cải thiện cuộc sống.

Ông Nguyễn Minh Trung, Chủ tịch UBND xã Trí Lực, cho biết: “Qua tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn giai đoạn 2022-2025, thời điểm đầu năm 2023 xã còn 35 hộ nghèo, chiếm 2,04%; 16 hộ cận nghèo, chiếm 0,93%. Trong đó, có 3 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo là hộ dân tộc. Nguyên nhân do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, khả năng tiếp cận, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; vẫn còn một bộ phận nông dân chưa phấn đấu vươn lên. Ðây là những khó khăn, thách thức trong xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững ở địa phương”.

Ngay từ đầu năm, UBND xã đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2023. Qua đó, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo sâu rộng trong cán bộ, hội viên và bà con Nhân dân; phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn.

Bên cạnh đó, phân công đảng viên phụ trách tuyên truyền, vận động, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo. UBND xã phân công cán bộ xuống tận từng hộ nghèo, cận nghèo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh để tạo điều kiện hỗ trợ cụ thể, giúp họ thoát nghèo, hướng dẫn những mô hình sản xuất: thả cua, nuôi tôm, hỗ trợ vốn, con giống; hỗ trợ cất nhà để họ yên tâm lao động, sản xuất.

Chị Ðỗ Thuỳ Trang, Ấp 5, chia sẻ: “Cuộc sống gia đình tôi lúc trước rất khó khăn, vợ chồng làm thuê cũng chỉ đủ sống qua ngày. Cuối năm 2022, tôi được địa phương hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình góp 50 triệu đồng nữa, xây dựng được căn nhà cơ bản. Căn nhà chính là chỗ dựa cho gia đình tôi vượt qua mưa gió, từ đó yên tâm lao động, đến nay đã thoát nghèo bền vững”.

Nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà, từ đó gia đình chị Đỗ Thuỳ Trang yên tâm sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh công tác giảm nghèo, địa phương cũng quan tâm xây dựng, nhân rộng trong người dân thực hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho bà con. Như hộ ông Nguyễn Hoàng Ðảm, Ấp 9, với 1,2 ha đất sản xuất, ông thực hiện hiệu quả mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, kết hợp trồng lúa, thu nhập bình quân mỗi năm 500 triệu đồng. Hiện mô hình này đang được nhân rộng cho nhiều bà con trên địa bàn xã cùng sản xuất và đem lại hiệu quả rất cao.

Ông Ðảm chia sẻ: “Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn thuận lợi là dễ làm, đảm bảo có lợi nhuận. Hằng năm, do có nhiều hộ nuôi tôm theo vụ lúa, nuôi cùng lúc nên khi thu hoạch thì số lượng dư, dẫn đến giá thấp, còn nuôi theo mô hình này thì phải chia thời gian, tránh tập trung, tiến hành thả luân phiên, từ đó thu hoạch của hộ này xong đến hộ khác, vừa được giá, vừa có thể tiết kiệm chi phí thuê nhân công”.

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn của ông Nguyễn Hoàng Ðảm cho thu nhập gần 200 triệu đồng/vụ.

Ngoài ra, nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện hiệu quả, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư cũng góp phần vào thành công của công tác giảm nghèo. Kết quả, từ đầu năm đến nay, toàn xã có 11 hộ thoát nghèo, hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,52%; 8 hộ thoát cận nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 0,40%.

“Thời gian tới, xã tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo, nhân rộng hơn nữa nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. Mục tiêu là cải thiện, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, cận nghèo, ưu tiên người nghèo thuộc gia đình chính sách, người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện phát triển, đa dạng hoá sinh kế, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khá, giàu”, ông Nguyễn Minh Trung cho biết thêm./.

 

Quách Nguyên

 

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Tăng tốc cho đề án xuất khẩu lao động

Ðề án đưa lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025 (Ðề án), đã đi đến chặng đường cuối với những kết quả ấn tượng. Với nỗ lực của các cấp, ban ngành, đặc biệt là sự quyết tâm của người lao động (NLÐ), công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) nhận được sự quan tâm trong thời gian qua. Người lao động Cà Mau tự tin, sẵn sàng làm việc tại các thị trường quốc tế.

Bước đi vững chắc để bảo vệ an sinh

Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhân viên thu của xã, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện từng bước đến từng hộ dân. Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, là nơi luôn thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tự do, người dân vùng sâu, vùng xa.

Ðiểm tựa an sinh

Nếu như tham gia bảo hiểm y tế là để giảm gánh nặng khi không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thì tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khoẻ tuổi già.

Lan toả chính sách an sinh

Trong bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh xã hội cho người lao động tự do, BHXH huyện Cái Nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia và đạt được kết quả khả quan.