ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 20:30:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều trở ngại khi hộ kinh doanh nộp thuế điện tử

Báo Cà Mau (CMO) Từ lâu, hình thức nộp thuế điện tử không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, bởi nó đã mang lại nhiều tiện ích thiết thực. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức này đối với hộ kinh doanh không dễ, bước đầu còn vấp phải nhiều trở ngại.

Là địa bàn có số hộ kinh doanh (HKD) chiếm cao nhất toàn tỉnh, Chi cục Thuế TP. Cà Mau được chọn là đơn vị thí điểm đầu tiên nộp thuế điện tử bằng điện thoại thông minh đối với HKD trên địa bàn. Đây là hình thức được đánh giá hạn chế chi phí, thời gian đi lại của NNT, từng bước hướng đến hiện đại hoá ngành thuế.

Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa mặn mà, hưởng ứng hình thức nộp thuế điện tử.

Nhiều tiện ích

Chi Cục trưởng Chi cục Thuế TP. Cà Mau Nguyễn Hữu Thoại chia sẻ: “Thực hiện chủ trương của Cục thuế về nộp thuế điện tử qua ngân hàng đối với HKD, chi cục đã bước đầu triển khai thực hiện các bước cần thiết. Về cơ bản, với hình thức này, giúp giảm rất nhiều chi phí, thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế (NNT), góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hình thức nộp thuế, giảm thiểu sự tiếp xúc giữa cán bộ thuế đối với NNT. Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai gặp khá nhiều khó khăn”.

Với tổng số hơn 4.800 HKD trên địa bàn, có mức thuế khoán từ 126.000 đồng đến 10 triệu đồng/tháng/hộ, Chi cục Thuế TP. Cà Mau đã chọn thí điểm đối với những HKD có số thuế khoán từ 1 triệu đồng/tháng trở lên và bắt đầu thực hiện các bước cơ bản đầu tiên trong tháng 8 vừa qua như: rà soát số lượng HKD có mức thuế 1 triệu đồng/tháng trở lên, có tài khoản ngân hàng và sử dụng điện thoại thông minh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông báo rộng rãi đến NNT.

Theo rà soát bước đầu, toàn thành phố có 912 hộ thuộc diện mức thuế khoán 1 triệu đồng trở lên, chiếm 19% trên tổng số HKD trên địa bàn. Trong đó, 618 hộ có sử dụng điện thoại thông minh, 238 hộ có tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ có 112 hộ có tài khoản ngân hàng tại ngân hàng Vietinbank - đơn vị thực hiện liên kết với Tổng Cục Thuế về công tác thu này.

Như vậy, với hình thức này, thay vì trước đây hằng tháng sau khi nhận thông báo, bảng kê từ ngành thuế, HKD đến nộp trực tiếp tại ngân hàng thì giờ đây chỉ cần một vài thao tác trên điện thoại thông minh và ngồi tại nhà hay bất kỳ nơi đâu HKD cũng có thể dễ dàng nộp thuế, không phải mất thời gian, chi phí đi lại.

Chưa mặn mà

Với hình thức này, NNT chỉ cần đăng nhập vào chương trình Ipay (được ngân hàng cài đặt sẵn vào máy điện thoại thông minh của HKD), sau đó nhập mã số thuế, số quyết định/số thông báo nộp thuế, rồi nhấn nút “vấn tin”, chọn khoản thuế cần nộp rồi nhấn nút “nộp thuế”, chương trình giao dịch chi tiết sẽ hiện ra và NNT chỉ cần nhập các thông tin của khoản thuế phải nộp vào. Sau đó xác nhận giao dịch và xác thực lại bằng mật khẩu gửi qua điện thoại, cuối cùng là nhận thông báo kết quả giao dịch.

Tiện ích là vậy, thế nhưng, hiện nay khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai chính là HKD còn rất ngại với hình thức nộp thuế này. Một phần vẫn do thói quen của HKD với cách thức nộp truyền thống, một phần họ vẫn e dè khi tiếp cận những cái mới.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Như, chủ cửa hàng bách hoá tự chọn tại Phường 9, TP. Cà Mau, chia sẻ: “Mỗi tháng cửa hàng đóng mức thuế hơn 1 triệu đồng, chủ yếu cán bộ thuế đến thu. Quen rồi, kinh doanh mà, đâu có bỏ đi đâu được, mất nhiều thời gian lắm. Hiện tại tài khoản cũng có mở ở Vietinbank, nhưng nộp theo hình thức cũ vẫn tiện hơn”.

Trước đây, theo cách thức truyền thống, cán bộ thuế đi thu và nộp, sau đó có chủ trương, doanh nghiệp nộp với hình thức trực tuyến. Còn đối với HKD, ngành thuế có thông báo nộp thuế, có bảng kê hằng tháng, HKD đem tiền trực tiếp nộp tại ngân hàng, kho bạc (khuyến khích nộp qua ngân hàng). Giờ ngành thuế tiếp tục kêu gọi nộp qua ipay, nhiều HKD cho rằng tốn nhiều thời gian hơn.

Phó đội trưởng Đội Tuyên truyền, Chi cục Thuế TP. Cà Mau Nguyễn Tuyết Như cho biết: “Đã qua, đa phần HKD nộp thuế rất tốt, bởi mức thuế khoán ổn định. Cứ căn cứ vào mức khoán đầu năm, hằng tháng HKD đến ngân hàng để nộp. Đối với loại hình này, nếu như đã có sử dụng dịch vụ rồi, mua hàng trực tuyến có chuyển khoản thì rất tiện lợi. Nhưng theo ghi nhận của nhiều HKD, họ buôn bán nhỏ lẻ, chỉ giao dịch tiền mặt, trong tài khoản không có tiền. Nếu muốn nộp được, HKD phải đến ngân hàng nộp tiền vào tài khoản, sau đó quay về mở điện thoại để chuyển khoản nộp thuế. Mặc dù thao tác nộp không khó, ngân hàng hỗ trợ miễn phí mở tài khoản, tặng 50.000 đồng/HKD trong thẻ nhưng HKD vẫn chưa mặn mà, hưởng ứng”.

Ngoài ra, hiện nay HKD chỉ có thể nộp thuế điện tử qua Ngân hàng Vietinbank, bởi ngành thuế chỉ mới liên kết được với ngân hàng này và số lượng HKD có tài khoản tại ngân hàng này còn hạn chế./.

Hồng Nhung

Được biết, hơn 4.800 hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố mỗi năm đóng góp khá lớn vào ngân sách. Mỗi tháng trung bình 4,5 tỷ đồng (bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt). Điển hình như năm 2017 đã thu ngân sách từ những đối tượng này hơn 70,5 tỷ đồng, 8 tháng năm 2018 thu trên 90 tỷ đồng.

 

Liên kết hữu ích

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ðổi mới tư duy thu hút đầu tư

Cà Mau không chỉ được biết đến như một địa danh thiêng liêng gắn liền với vị trí địa lý nơi cực Nam Tổ quốc, mà còn là vùng đất trù phú, hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Trong suốt 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, Cà Mau đã không ngừng chuyển mình, từng bước khẳng định vị thế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Khát vọng phát triển vùng đất cực Nam

Nếu như trong những năm tháng kháng chiến, Cà Mau tự hào là căn cứ địa cách mạng kiên cường của miền Nam, ghi dấu những chiến công vang dội, thì sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, vùng đất này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Dựa trên nền tảng vững chắc từ kinh tế biển, năng lượng tái tạo và công nghiệp, Cà Mau đang ấp ủ khát vọng vươn lên, khẳng định vị thế là "lục địa cực Nam" đầy tiềm năng của Việt Nam trong tương lai.

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðột phá hạ tầng - Khát vọng vươn cao

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Tài chính, cho biết, trong quy hoạch và đăng ký dự toán với Trung ương, cũng như phân bổ đầu tư từ nguồn của địa phương, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên cho phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. “Ðây là vấn đề cốt lõi để tháo điểm nghẽn, vốn tồn tại khá lâu ở một tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tạo đà phát triển, để Cà Mau không là điểm cuối của đất nước, mà trở thành địa đầu phương Nam”, ông Nguyễn Ðức Thánh chia sẻ.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Giữ vững thành tựu, nâng tầm phát triển

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhận định nền kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; sản xuất ngư, nông nghiệp thiếu bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng hoạt động của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế...

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp 19, HĐND tỉnh khoá X

Sáng 24/4, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá X. Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phan Hoàng Vũ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đến dự.