ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 13:02:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại

Báo Cà Mau Sáng ngày 11/12, trong khuôn khổ sự kiện Festival Tôm diễn ra Hội nghị chủ đề “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại vùng ĐBSCL liên kết cùng phát triển Cà Mau”, do UBND tỉnh Cà Mau phối hợp Bộ NN&PTNT tổ chức.

Chủ trì hội nghị có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phát triển thị trường nông sản; ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình vai trò như một “đại sứ” của từng vùng, miền.

Hơn 100 chủ thể OCOP vùng ĐBSCL, trong đó có 66 chủ thể OCOP tỉnh Cà Mau tham dự và trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó, hội nghị còn có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của 43 doanh nghiệp (gồm 24 nhà thương mại, siêu thị, sàn thương mại điện tử và 19 doanh nghiệp đầu vào, doanh nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghệ).

Đến nay, sau hơn 5 năm triển khai, cả nước đã có 10.811 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.610 chủ thể, trong đó có 37,9% là HTX, 24% là doanh nghiệp, 35,2% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: “Có thể nói, mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình vai trò như một “đại sứ” của từng vùng, miền và chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang nhiều tính nhân văn. Sản phẩm OCOP đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường về tiêu dùng các sản phẩm đặc sản, truyền thống của địa phương. Phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gắn với kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP đang mở ra tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc quảng bá giá trị văn hóa, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các địa phương”.

Tham dự hội nghị có hơn 100 chủ thể OCOP Vùng ĐBSCL, trong đó có 66 chủ thể OCOP tỉnh Cà Mau.

Tại khu vực ĐBSCL, đã có 2.046 sản phẩm được công nhận đạt OCOP từ 3 sao trở lên (chiếm 18,8% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước), với 922 chủ thể OCOP,  trong đó 28,5% là doanh nghiệp, 18,9% là HTX và 52,4% là các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Các địa phương vùng ĐBSCL đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung tại chỗ, như: trái cây, thủy sản, lúa gạo,... để phát triển các sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái riêng của vùng sông nước.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại cũng đã được các địa phương trong Vùng quan tâm, chỉ đạo triển khai. Bằng chứng là nhiều hội chợ, lễ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh và vùng ĐBSCL đã được tổ chức, điển hình như các tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang,…

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chia sẻ, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động, đưa sản phẩm của Cà Mau vươn xa hơn ra thị trường trong và ngoài nước.

Riêng với tỉnh Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết, qua 4 năm từ khi tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến nay tỉnh có 145 sản phẩm được công nhận OCOP (32 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao). Hiện nay, có 42 sản phẩm OCOP đã đưa vào các hệ thống siêu thị; liên kết với các đại lý phát triển thị trường ngoài tỉnh; kết nối trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: Viettel (voso.vn), (Postmart) và các kênh khác Lazada mall, Amazon, Alibaba;... Đặc biệt, 100% các sản phẩm OCOP Cà Mau đều được đưa lên trang sàn thương mại điện tử của tỉnh madeincamau.com.

“Với lợi thế sản vật của vùng, chúng tôi vẫn chưa hài lòng với những gì mình đang có. Trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh hơn hoạt động, đưa sản phẩm của Cà Mau vươn xa hơn ra thị trường trong và ngoài nước”, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng nhận định, các chủ thể OCOP của tỉnh Cà Mau nói riêng và các tỉnh, thành trên cả nước nói chung hầu hết là các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp tương đối nhỏ, nên năng lực tiếp cận thị trường còn nhiều khó khăn, khả năng nắm bắt, thích ứng để linh hoạt thay đổi theo xu hướng, thị hiếu còn hạn chế. 

Các chủ thể OCOP của Cà Mau tham gia trưng bày sản phẩm OCOP tại hội nghị.

Theo đó, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia và đại diện các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến xung quanh vấn đề giao thương kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại.

Kỳ vọng qua hội nghị lần này, cùng với các hoạt động chia sẻ, kết nối giữa các bên sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho các chủ thể OCOP tỉnh Cà Mau, ĐBSCL, các địa phương khác trên toàn quốc tìm được cơ hội hợp tác, xây dựng kênh liên kết, tiêu thụ ổn định thông qua các hệ thống siêu thị và các nhà phân phối, thương mại./.

 

Phú Hữu - Hữu Nghĩa

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.