ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:32:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhớ bụi dứa sau hè

Báo Cà Mau Ở quê, khoảng đất sau hè thường được trồng nhiều loại cây như: ổi, chuối, khế hoặc chanh. Những bụi lá dứa thơm luôn được trồng sát bên vại nước, có khi là sát hàng rào. Người nhà quê thường chuộng những mùi thơm tự nhiên và sử dụng mùi thơm tự nhiên từ các loại rau, quả, lá trong cách chế biến món ăn hằng ngày thay vì các hương vị và phụ gia mua sẵn.

Ở quê, khoảng đất sau hè thường được trồng nhiều loại cây như: ổi, chuối, khế hoặc chanh. Những bụi lá dứa thơm luôn được trồng sát bên vại nước, có khi là sát hàng rào. Người nhà quê thường chuộng những mùi thơm tự nhiên và sử dụng mùi thơm tự nhiên từ các loại rau, quả, lá trong cách chế biến món ăn hằng ngày thay vì các hương vị và phụ gia mua sẵn.

Từ mùi thơm của trái chanh, rau húng quế đến mùi thơm của lá dứa. Những mùi thơm có sẵn trong rau, củ, quả tự nhiên được xem là có lợi cho sức khoẻ hơn những loại mùi thơm hoá học, có trong các loại gia vị bày bán khắp nơi.

Gà gói lá dứa chiên.                   Ảnh internet

Trong số những mùi thơm tự nhiên đó thì mùi thơm lá dứa được sử dụng nhiều nhất. Từ việc nấu xôi nếp, làm kem, cá, thịt nướng cuộn lá dứa, bánh đúc lá dứa. Ðặc biệt là món gà chiên lá dứa. Ðây là món ăn chủ yếu vào buổi sáng mùa mưa mà mẹ thường hay làm để chúng tôi được ấm bụng đến trường, để cha no bụng lên cày cuốc đồng sâu.

Thịt gà chiên lá dứa là món ăn khoái khẩu của chúng tôi. Ở thành phố, mỗi lần muốn ăn món này tôi phải đi mua rất xa, cách nơi làm việc của tôi đến vài cây số. Còn ở quê, hầu như nguyên liệu có sẵn, bầy gà mẹ nuôi từ mấy tháng trước, vừa cung cấp trứng, vừa làm đủ các món từ hầm, luộc, xé, nướng và chiên. Còn lá dứa thì mọc quanh bờ ao. Trong từng làn gió sớm, nghe mùi cơm sôi thoảng hương thơm lá dứa của nhà hàng xóm thổi vào cửa sổ khi tôi ngồi học bài. Buổi tối, hương dứa thơm lại toả trong ly chè bắp của mẹ, dưới ánh trăng rằm.

Không riêng mẹ tôi, hầu hết những bà mẹ ở quê đều nấu ăn rất ngon. Không qua trường lớp đào tạo nấu ăn nào, nguyên liệu có sẵn ở vùng quê, vậy mà những món ăn đều ngon đến mê hồn. Ngon nhất, đậm đà nhất có lẽ là món thịt gà chiên lá dứa. Cách làm đơn giản, ít tốn thời gian, với những nguyên liệu có sẵn. Chỉ cần vài nắm lúa là có thể bắt được con gà béo núc ních. Sau đó cắt tiết, lọc bỏ xương, cắt thịt thành từng miếng nhỏ.

Ướp thịt gà với gia vị, nước mắm, tiêu, tỏi, hành, mè trắng, bột nghệ, sữa tươi trong vòng 20 phút cho thấm. Lá dứa rửa sạch, cắt dài khoảng gang tay, để cho ráo nước. Sau đó, lấy từng miếng lá dứa gói thịt gà lại. Dùng tăm tre nhọn hai đầu, ghim chặt cho lá dứa khỏi bung khi chiên. Ðể chảo khô lên bếp, đun lửa nhỏ, cho dầu phộng vào nồi, chờ dầu sôi, cho hành củ thái lát vào, bắt đầu cho từng miếng thịt gà cuộn lá dứa vào chảo. Khi lá dứa vàng giòn, toả mùi thơm dễ chịu, hút hồn của lá dứa và thịt gà là thức ăn đã chín. Làm chén nước mắm ớt, tỏi để ăn với cơm vào buổi sáng, chấm thịt gà chiên lá dứa, vừa chắc ruột, vừa ấm bụng và no lâu.

Món thịt gà chiên lá dứa bất kỳ trong gia đình ở nông thôn nào cũng có thể dễ dàng chế biến vào mỗi ngày, nhất là trong thời tiết mưa và lạnh. Lá dứa ngoài công dụng là gia vị trong nấu nướng, đối với chị em tôi, lá dứa là một trong những “cứu cánh” cho đống sách vở trong tủ. Loài gián thường xuyên lén lút vào cắn nát những quyển sách vở mới toanh. Chỉ cần đặt nắm lá dứa vào tủ, loài gián nghe mùi sẽ bỏ chạy và đống sách vở được yên ổn.

Thời gian học đại học xa nhà, mỗi lúc về quê tôi thường không quên hái vài nắm lá dứa theo bên mình. Chỉ cần cơm sôi, cho vài lá dứa vào nồi, vừa bước chân vào đầu xóm trọ đã nghe thơm nức mũi, mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu. Ăn cơm với chén muối mè cũng thấy ngon.

Rồi đến những lễ tiệc ở quê như đám cưới, đám giỗ thì lá dứa như một gia vị đặc trưng để nấu thức ăn. Lá dứa thông dụng, mùi thơm, màu xanh đặc trưng của lá dứa hiền hoà trong mâm cỗ, dưới bàn tay chế biến khéo léo của các mẹ.

Mỗi gia đình trong xóm nhỏ đều trồng vài luống rau thơm, vài hàng dứa xem như đó là bờ rào ngăn cách giữa các nhà. Những bụi dứa lúp xúp, tươi tốt như tô điểm thêm cho từng ngôi nhà xinh xắn.

Và trong nỗi nhớ của chúng tôi mỗi khi đi công tác xa nhà, có lẽ ngoài món cà dầm tương, dĩa rau muống tươi xanh, còn có mùi thơm vương vấn của món gà chiên lá dứa, của xôi nấu lá dứa. Màu xanh của lá dứa hiền hoà trong mỗi giấc mơ về quê nhà, hứa hẹn những món ăn đầm ấm bên gia đình, người thân./.

Thanh Trâm

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.