ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:42:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những vần thơ dung dị, gợi nhớ về biển đảo thiêng liêng

Báo Cà Mau Ngày nay, biển đảo đang là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Biển đảo đang dần trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn dân tộc. Cả dân tộc hướng về biển đảo. Văn học - nghệ thuật cũng hướng về biển đảo. Không nói đến những bài thơ nổi tiếng viết về biển đảo thiêng liêng, trong bài viết này, tôi chỉ muốn nhắc đến những vần thơ dung dị, đời thường nhất. Có thể họ không phải là những nhà thơ, có thể họ là những nhà thơ nghiệp dư, nhưng những vần thơ viết về biển đảo sao lại giàu cảm xúc đến vậy.

Ngày nay, biển đảo đang là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Biển đảo đang dần trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn dân tộc. Cả dân tộc hướng về biển đảo. Văn học - nghệ thuật cũng hướng về biển đảo. Không nói đến những bài thơ nổi tiếng viết về biển đảo thiêng liêng, trong bài viết này, tôi chỉ muốn nhắc đến những vần thơ dung dị, đời thường nhất. Có thể họ không phải là những nhà thơ, có thể họ là những nhà thơ nghiệp dư, nhưng những vần thơ viết về biển đảo sao lại giàu cảm xúc đến vậy.

Tôi đã đọc những vần thơ như vậy từ bài thơ “Qua triền con sóng” của Phạm Thanh Khương. Những vần thơ của anh như những “hành trình đỏ” mang nỗi nhớ thương, lo toan, khát khao, mong ước của những người lính hải đội biên phòng trên biển: “Những con tàu xé sóng ra đi/ Ðể lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ/ Giấu lo lắng trong từng nhịp thở/ Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người”. Hiểu thấu nỗi nhớ thương, lo toan của người lính biển, những người vợ đảm đang liền gửi những bức thư đầy tình, nặng nghĩa, trọn sự riêng chung để làm điểm tựa cho chồng vững vàng tay súng quyết bảo vệ trọn vẹn vùng biển đảo thiêng liêng: “Em gửi cho anh bức thư ra đảo/ Sóng sẽ nâng thư, gió sẽ chuyền thư/ Tàu nhổ neo, tàu rời cảng phố/ Những cánh tay chào vẫy vẫy trong mưa/ Em gửi anh bánh dầy, bánh chưng/ Bánh dầy hồn trời, bánh chưng hồn đất/ Em gửi anh bốn mùa vui Tổ quốc/ Trường Sa ơi! Lộng gió những cánh buồm/Em gửi anh bài ca con đang hát/ Con thuộc lời từ lớp học mầm non/ Tiếng thỏ thẻ - Bố đi đâu hả mẹ?/- Bố canh trời, giữ biển đảo quê hương/Em gửi cho anh thì thầm lời mẹ:/ “Nhớ thằng Ba, tao không ngủ yên đêm/Chừ chẳng biết hắn làm chi ngoài đó/Thương lắm con ơi!... tiếng sóng xô cồn!”/Nơi anh ở chỉ là chấm nhỏ/Trên tấm bản đồ găm giữa lòng em/ Nhưng là máu, là hồn dân tộc/Nơi triệu triệu con người gửi gắm niềm tin…” (Bức thư ra đảo Sinh Tồn).

Nhưng như tâm tình rất thật của nhà thơ vùng cao Dương Thuấn, thì có lúc, những người lính biển rất sợ phải viết thư cho vợ. Không phải người lính lười viết, không phải thiếu xem trọng, càng chẳng phải lính vô tâm… mà cái tận cùng nguyên cớ là người lính “sợ” nỗi nhớ : “Nếu ai muốn gửi thư thì cứ gửi/ Cũng đừng mong lính viết trả lời/Cũng đừng trách lính vô tâm nhé/Lính chỉ viết thư cho mẹ thôi/ Ở đây muốn bớt đi nỗi nhớ/Gửi thư đi thêm nhớ nhiều người”. Tuy nhiên, điểm nhấn đáng trân trọng nhất trong trường ca “Mười bảy khúc đảo ca” của nhà thơ là lời tự hứa không chỉ với riêng bản thân ông: “Lịch sử trao cho ta gìn giữ/ Ta sẽ có tội với cha ông/Nếu để mất dù chỗ đất chỉ đủ rơi - một chiếc vỏ sò/ Ta sẽ có tội với cháu con/Nếu để mất một mỏm đá cắm - lá cờ Tổ quốc/ Dù có chết ta ngàn năm quyết tử/ Cho Tổ quốc bền vững - muôn năm”.

Tôi cũng đã từng đọc và yêu thích trường ca “Hào phóng thêm lục địa” của nhà thơ xứ “Nẫu” Nguyễn Thanh Mừng. 110 câu thơ của anh là cả sự thao thức, rung động về sự hy sinh của người lính hải quân trong thời kỳ mới này, mà đầu tiên đó là sự giản lược hồn nhiên những điều kiện sinh tồn tối thiểu: “Những tiện nghi, những ngôn từ, những điều kiện sinh tồn tối thiểu của đời người/ Các anh cứ giản lược hồn nhiên/Quen việc căng thân mình đầu sóng gió/Quen cơn bão đánh tên bằng con số/ Tít một xóm làng còn có mẹ cha/ Những tóc bạc lặng thầm mỗi đêm giao thừa mỗi ngày kỵ giỗ/ Người vợ trên đất liền của anh phải biết cách làm thế nào để không hoá đá/ Ðứa con trên đất liền của anh phải học cách chống chọi với sự trống trải của căn nhà thiếu đàn ông trước khi học chữ/Người yêu trên đất liền của anh bần thần trước chiếc nhẫn đính hôn/Thửa ruộng xưa đất liền/ Ngõ phố xưa đất liền/ Và bao nhiêu thứ/ Phải biết giấu nỗi đợi trông ở góc bờ nào…”. Bên cạnh những câu thơ nói về sự giản lược hồn nhiên đó là những vần thơ vang lên hào khí của một thuở “Nam quốc sơn hà”: “Dựng câu thơ thành cột mốc chủ quyền/ Rằng cha ông ta vươn mình ra biển lớn/ Chểnh mảng nào cũng đắc tội với tổ tiên..”.

Càng đọc, tôi càng yêu những vần thơ về người lính và biển đảo. Và khi Tổ quốc hoá thân vào từng người lính biển, thì : “Những người lính nguyện thân làm “Cột mốc”/Họ băng qua những ngày biển động/Gạt sương mù đón ánh mai lên/Tia nắng mặt trời/Mọc ở trái tim/Mọc ở nơi biết mình đang sống/ Mặt trời mọc trên từng ngọn sóng/Mọc trên từng tấc đảo Trường Sa”. Những người lính biên phòng nói riêng và những người lính biển nói chung đều trở thành những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như đất nước luôn là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ chúng ta: “Với Tổ quốc chúng tôi là cột mốc/ Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời” (Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng - Vũ Hiệp Bình).

Thời gian qua, biển Ðông có lúc dậy sóng, Ðảng và Nhà nước và dân tộc ta khẳng định dứt khoát chủ quyền của ta ở Trường Sa và Hoàng Sa trước dư luận quốc tế. Cả nước hướng về biển đảo, cùng chung tay, góp sức vì biển đảo thiêng liêng. Các loại hình văn học - nghệ thuật nói chung và những vần thơ dung dị, gợi nhớ nói riêng cũng hoà vào tâm tình chung ấy. Ông Nguyễn Việt Chiến đã gửi nỗi niềm mình qua dòng tâm sự: “Con theo cha giữ nước phía biển Ðông/Biển là mẹ còn chúng con là sóng/Khi đất nước đối mặt với bão giông/Cả biển sóng dựng luỹ thành muôn dặm” (Tổ quốc bên bờ biển cả).

 Những vần thơ mang hơi thở của khúc tráng ca “Ðại cáo bình Ngô” như vậy vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ khơi lửa truyền kỳ: “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển/Nối ba vạn cây số với đại dương/Tàu bè bạn căng phồng cờ gió Việt/Nối với nhau bằng ngôn ngữ hoà bình.” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú); “Mộ gió đấy,/giăng từng hàng, từng lớp/vẫn hùng binh giữa biển đảo xa khơi/ là mộ gió,/gió thổi hoài, thổi mãi/thổi bùng lên/những ngọn sóng/ngang trời!” (Mộ gió… - Trịnh Công Lộc)...

Những vần thơ dung dị, gợi nhớ về biển đảo thân thương thì còn đó rất nhiều, như gió trời, như nước biển. Nhưng người viết bài này xin phép được “kết” bài viết của mình bằng một tâm sự, một lời hẹn qua những vần thơ mà mình tâm đắc của Nhà thơ Huỳnh Thuý Kiều: “Những hồng cầu rỏ xuống từ máu ngư dân/Nhắm hướng trùng khơi rẽ sóng/Nước mắt đất liền khóc ngày biển động/Các anh vì Hoàng Sa - Trường Sa. Mẹ hạnh phúc đến nghẹn lòng…/…Biển Việt Nam dài và rộng lắm/Vóc dáng, hình hài từ sóng khắc thành tên” (Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh…)./.

Bài và ảnh: Nguyễn Viết Chính

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.