ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:34:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nữ kỹ sư “nặng nợ” với nông dân

Báo Cà Mau (CMO) Tôi gặp chị trong buổi hướng dẫn bà con nông dân cách bón phân, xử lý sâu bệnh cho cây lúa ở ấp Thăm Trơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời. Với giọng nói chắc khoẻ, từng lời của chị được mọi người im lặng lắng nghe. Nữ kỹ sư gần gũi, tận tâm “cầm tay chỉ việc” cho từng nông dân, đó là Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều Khuyên, Phó trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau.

Đây là lớp tập huấn hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc, sử dụng phân thuốc, phòng trừ sâu bệnh vụ lúa đông xuân, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Vì là công việc thường nhật, nên hầu hết các hộ đến nghe hướng dẫn đều đi tay không, có người thì đem theo vài bụi lúa, chứ không có giấy viết để ghi chép. Thế nên, không ai bảo ai, tất cả những người có mặt đều im lặng, chăm chú nghe cô kỹ sư hướng dẫn chi tiết.

Nếu không giới thiệu đây là cô kỹ sư nông nghiệp từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh xuống, thì có lẽ khó có thể nhận ra. Chị Khuyên ngồi giữa bà con một cách thân thiết, gần gũi, trò chuyện vui vẻ như những người trong gia đình. Và buổi hướng dẫn như buổi trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, chứ không giống lớp tập huấn.

Chị Nguyễn Thị Kiều Khuyên (bìa trái) chia sẻ tận tình cho bà con tại các buổi tập huấn.

Chị Khuyên chia sẻ: “Việc tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân là điều rất khó khăn. Bởi hầu hết họ đều có kinh nghiệm làm nông, thậm chí từ đời này qua đời khác. Còn tôi chỉ là cô kỹ sư học qua trường lớp, nên những điều mình nói ra rất khó để người dân tin tưởng. Chính vì điều đó, nên tôi cần đi nhiều, tiếp cận nhiều để bà con tin và chịu làm theo”.

Kể câu chuyện ngày mới ra trường về làm việc và đi cơ sở, chị Khuyên nhớ lại: “Ban đầu mới đến, bà con không tin mình đâu, nhất là những người lớn tuổi. Có người nghe tập huấn là quay lưng đi, hay không cho đến nhà luôn. Nhất là khi những điều mình hướng dẫn trái ngược hoàn toàn với kinh nghiệm của họ. Lần đến một xã để hướng dẫn bà con sạ thưa, ai cũng không đồng ý, có cô thấy tôi đến là đóng cửa nhà. Nhưng vì trách nhiệm, bản thân tự nhủ phải cố gắng, tìm mọi cách đến hướng dẫn cụ thể. Năm đó mưa lớn, lúa khắp nơi bị sập, riêng những hộ được tôi hướng dẫn sạ thưa thì lúa không sập. Vậy là từ đó về sau, tôi đến nhà cô luôn được chào đón, cô còn nấu cháo gà cho ăn nữa”.

Bằng chữ tâm và lòng yêu nghề, chị Khuyên đã đi khắp các xã có diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh để giúp bà con. Ðến nay, nhiều nơi chị đến, những hộ dân đều xem chị như người thân trong gia đình.

Không cầu kỳ, không kiêu ngạo, không tỏ ra là người có kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, tất cả chỉ là sự trao đổi từ hai phía. Có những điều chị cũng cần học từ những lão nông kỳ cựu; nhưng có những việc cần thay đổi để theo kịp tình hình thời tiết, áp dụng khoa học để công việc nhà nông nhàn hạ  cho bà con, thì chị rất nhiệt tình, hướng dẫn cho bằng được. Cho nên, đối với địa phương nông nghiệp nói chung, với những nông dân ở xã Khánh Bình Ðông nói riêng, chị Khuyên là người hướng dẫn tốt.

Anh Nguyễn Quốc Chính (ấp Thăm Trơi B) nhận xét: “Ðối với nông dân, việc có những lớp hướng dẫn là rất hay. Mình có kinh nghiệm rồi, có sự hướng dẫn của kỹ sư thì càng hay hơn nữa. Có kỹ sư hướng dẫn, thấy an tâm lắm, không còn băn khoăn gì”.

Chị Khuyên chia sẻ: “Dù lớp tập huấn đã kết thúc, nhưng khi bà con cần, gọi điện là mình phải có mặt ngay”.

Có lẽ chính sự chân thành, chị Khuyên dần có được tình cảm và tin tưởng của bà con. Lớp tập huấn đã kết thúc từ lâu, nhưng hàng tuần chị vẫn tiếp tục đến hướng dẫn bà con từng bước, từng bước để vụ lúa đông xuân này có thể đạt năng suất cao nhất. Ðó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lòng yêu ghề của cô nữ kỹ sư trót nặng nợ với nông dân./.

 

Kim Cương

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.