ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 06:51:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nữ "thủ lĩnh" tận tâm

Báo Cà Mau (CMO) “Chị nghe nè em, chị đang đi tìm cách gửi hàng cứu trợ lên Tây Ninh, bà con mình ở đó khó khăn quá, bị kẹt trong nhà trọ mà nhiều ngày thiếu lương thực để ăn. Người ta cầu cứu mình, nói đang rất khó khăn mà hiện chưa có chuyến xe nào tới được đó. Chị đang tìm cách gửi. Có gì chị gọi lại cho em sau nhé”, cuộc gọi bị cắt ngang và tôi chưa kịp nói lời nào, chị tiếp tục cuộc hành trình tìm kết nối với bà con bị cách ly trong khu phong toả tại Tây Ninh.

Chị là Hoàng Thị Nhật, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, một “thủ lĩnh” hội luôn đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào của tỉnh và địa phương.

Vui khi hạnh phúc được trao đi

Khi TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh thực hiện Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19 không lâu, tôi đã thấy trên trang Facebook cá nhân của chị Nhật đăng tải những hình ảnh chị em phụ nữ trên địa bàn xã tất bật làm khô cá phi, tôm rang đường, tôm khô... để hỗ trợ người dân Cà Mau đang sinh sống và làm việc tại các “điểm nóng” trong thời gian giãn cách. Tôi ngạc nhiên, vì tỉnh nhà chưa có cuộc phát động nào sao chị và các chị em lại xông xáo như thế!

Không kìm được sự tò mò, tôi bắt đầu liên hệ với chị, mục đích là muốn viết bài về hoạt động này của Hội LHPN xã Tân Đức, thế nhưng đề tài bị trùng, nhiều anh em trong cơ quan đã viết. Tôi đành gác lại, ấp ủ thêm. Theo dõi trang mạng của chị, mới trân quý sao những việc chị làm. Để có nguồn hàng, chị phải liên hệ đến từng ấp, vận động từng hộ dân, chị em trong các chi hội tham gia “tích tiểu thành đại”. Chị Nhật chia sẻ: “Đây là tấm lòng của bà con vùng quê gửi đến tâm dịch, chia sẻ phần nào khó khăn của bà con xa quê. Có gì ủng hộ nấy, của ít nhưng lòng nhiều”.

Qua 2 đợt quyên góp, Hội LHPN xã Tân Đức ủng hộ trên 160 kg tôm cá khô, tôm rang đường. Chị Nhật trải lòng: “Hy vọng những phần lương thực này giúp được người dân vượt qua khó khăn, chống đỡ với dịch bệnh”.

Một điều đáng trân quý là phong trào của chị được Hội LHPN cấp huyện, cấp tỉnh công nhận và nhân rộng trên toàn tỉnh, trở thành phong trào lớn mạnh, ý nghĩa, nhân văn của người dân Cà Mau hướng về bà con xa quê đang trong tâm dịch.

Chị Nhật bùi ngùi: “Mới đây, tôi nhận được tin cầu cứu của một người con ở Cà Mau đang làm việc và sinh sống tại Tây Ninh nằm trong khu vực bị phong toả. Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, người dân trong khu vực đó gần như không còn cái ăn và cũng cạn tiền tiết kiệm. Họ cầu cứu qua trang mạng xã hội, đọc mà thương. Hàng viện trợ thì đã có sẵn, giờ có chuyến xe là gửi đi ngay”.

Rồi chị liên hệ từng nhà xe, dùng hết tất cả các mối quan hệ để tìm cho bằng được chuyến xe lên tận Tây Ninh gửi hàng cứu viện cho người khó khăn được kịp thời. Dịch Covd-19 diễn biến phức tạp, nhà nhà đều ý thức chống dịch, ai cũng ngại “va chạm” với nguy cơ mầm bệnh, họ chọn cách lui về phía sau, nhưng chị Nhật thì chọn cách “xông pha” ra trận, làm hậu phương vững chắc cho các lực lượng tuyến đầu yên tâm chống dịch. Hầu như các chốt trên địa bàn huyện Đầm Dơi, chị đều vận động chị em, doanh nghiệp đến hỗ trợ, tặng quà.

Chị Nhật cười vui: “Quà cũng không có gì to tát, khi thì thùng mì, khi thì túi khẩu trang của các chị em tự may gửi đến các anh em nơi tuyến đầu. Những vật dụng này gửi đi cũng được, nhưng tôi muốn tự mình đến thăm anh em để chia sẻ, động viên họ. Đây là cuộc chiến lâu dài và chúng tôi luôn đồng hành cùng với lực lượng tuyến đầu, để họ không bị lẻ loi”.

Khi hay tin hộ nào khó khăn trong thời gian giãn cách, chị Nhật vận động gạo, mì đến để hỗ trợ ngay, không để người dân chịu đói.

Khi hay tin trong khu cách ly tập trung của huyện thiếu người nấu ăn phục vụ công dân thực hiện cách ly y tế, chị Nhật lại xông xáo đăng ký làm tình nguyện viên.

Tôi tò mò: “Chị không sợ bị lây nhiễm bệnh sao?”. Chị Nhật cười tươi: “Mình chỉ tham gia phục vụ, thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K. Sợ thì cũng có sợ, nhưng trách nhiệm vượt lên trên hết”.

Và mới đây, chị Nhật vận động chị em đêm ngày gói bánh lá dừa, bánh tét để mang tặng lực lượng tại các chốt kiểm soát dịch. Chị Nhật chia sẻ: “Ở các chốt kiểm dịch trung tâm, thời gian ăn cơm của anh em còn không có, nên chị em bàn nhau gói bánh gửi cho các anh em ăn tạm khi đói lòng, để các anh có sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ”.

Hơn 15 năm gắn bó với Hội LHPN xã Tân Đức, chị Nhật thuộc lòng tên từng chị em trong từng chi hội, những căn nhà của hội viên, cũng như tường tận các mô hình của chị em cơ sở. Điều đáng trân quý ở chị Nhật là chị không ngại khó, ngại khổ, giúp được gì cho chị em là chị giúp ngay. Chị đã giúp cho chị em có việc làm ổn định bằng cách thành lập nhiều tổ may gia công trên địa bàn, tạo được nhiều mô hình cho chị em tham gia như tổ hợp tác trồng nha đam, được đông đảo chị em nhiệt tình hưởng ứng.

Chị Dương Thị Hồng Phương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Đức cho biết: “Ở đây các chị tin tưởng chị Nhật lắm, vì trước khi đề ra mục tiêu gì, chị Nhật cũng lấy quyền lợi của chị em đặt lên trên hết. Việc nào có ích cho chị em, chị mới thực hiện”.

Chính vì nghĩ và làm tốt cho chị em, nên chị Nhật luôn được hội viên, phụ nữ trân quý, yêu mến.

Chị Nhật nói vui: “Về với chị em ở cơ sở như trở về nhà, không sợ đói, không sợ bị bỏ rơi. Đó là động lực để giúp tôi cống hiến nhiều hơn với công việc của mình”.

Niềm đau giữ lại cho riêng mình

Gặp chị, giao tiếp với chị, không ai nhận ra chị từng là cô gái thị thành (Phường 5, TP Cà Mau), yêu và lấy chồng về vùng đất xứ Đầm. Những năm gắn bó với đồng quê, cô gái thị thành năm nào giờ là mẹ của 2 con nhỏ. Ngoài chăm lo hạnh phúc gia đình, chị Nhật được chị em tin tưởng đề cử giữ chức Phó chủ tịch Hội LHPN xã vào năm 2006. Hơn 15 năm gắn bó với công tác Hội, có lúc chị Nhật cũng sợ, sợ mình sẽ không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Thế nhưng, nỗ lực của bản thân và sự tin yêu của các chị em đã giúp chị luôn hoàn thành tốt công việc. Những phong trào của các cấp hội đưa ra, đơn vị của chị luôn hoàn thành xuất sắc.

Chọn quê chồng làm quê hương thứ hai, hạnh phúc tưởng viên mãn, nhưng sóng gió gia đình bất ngờ ập tới khi chồng chị bất ngờ rẽ ngang hướng khác. Sau bao cố gắng níu giữ, sau cùng chị đành bất lực ký vào đơn ly hôn để chồng chị bước thêm bước nữa với người khác. Một nách 2 con nhỏ, thời điểm đó chị Nhật nghĩ bản thân mình sẽ không vượt qua nổi, nhưng nhìn ánh mắt trẻ thơ, chị nghĩ “chúng nó vô tội, chúng cần được bảo vệ và xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc”.

Không còn nhà, không có tài sản, thứ duy nhất chị có là công việc. Chị vay tín chấp ngân hàng để mua miếng đất nhỏ ở phường Tân Xuyên, TP Cà Mau cất tạm ngôi nhà nhỏ để 3 mẹ con có chỗ trú mưa, trú nắng và cũng tạo điều kiện cho con chị được cắp sách đến trường.

Hàng ngày, từ phường Tân Xuyên chị vượt hơn 50 km để đến nơi làm việc, chiều lại vượt hơn 50 km để về lo cho 2 đứa con thơ dại. Cứ thế, 3 mẹ con chị nương tựa vào nhau, tạo cho nhau động lực để sống. Con trai lớn của chị thấy mẹ cực khổ, học hết lớp 12 xin đi nghĩa vụ quân sự để về học nghề phụ mẹ nuôi em. Còn đứa con nhỏ của chị, vì chứng kiến nhiều trận cải vã, đánh đập của cha dành cho mẹ nên bị sang chấn tâm lý, ít giao tiếp với người ngoài.

Chị Nhật chia sẻ: “Thời gian đó thật tình tôi cũng không biết làm sao để xoa dịu nỗi đau cho con, nó cứ tự trách nó làm gánh nặng cho tôi. Tôi đã tìm nhiều bác sĩ để điều trị và dành thời gian để bên con. Hy vọng, bằng tình thương của người mẹ sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng về tinh thần”.

Ở tuổi 47, trông chị còn rất trẻ và rất đẹp, giỏi trong công việc, đảm đang chuyện gia đình. Một mình nuôi dạy 2 con trưởng thành, xem như phần nào chị cũng vơi đi gánh nặng, nhưng khi đề cập chuyện đi thêm bước nữa thì chị lại lắc đầu, mỉm cười. Tôi nghĩ, với một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết như chị thì không có lý gì không có người theo đuổi, nhưng chị bảo “hạnh phúc của tôi là nhìn thấy 2 hai con được trưởng thành. Chăm lo tốt cho chúng nó là tôi vui rồi. Tôi không mong mỏi gì hơn thế”./.

 

Bài và ảnh: Kim Cương

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.