ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 15-5-25 11:55:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi chồn mướp lợi nhuận cao

Báo Cà Mau (CMO) Chồn mướp (cầy vòi hương) là loài động vật có giá trị kinh tế cao. Từ 4 cặp chồn bố mẹ ban đầu, ông Trần Chí On (59 tuổi), ấp Tân Thành A, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi đã cho sinh sản và thu lợi nhuận hơn trăm triệu đồng/năm.

Năm 2013, quyết tâm tìm hướng mới để phát triển kinh tế gia đình, ông On cùng một người bạn đi tham quan, tìm hiểu cách nuôi chồn mướp ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh.

Mô hình nuôi chồn mướp đem lại hiệu quả cao của hộ ông Trần Chí On.

Trên chiếc xe máy, ông rong ruổi khắp các nẻo đường từ Cà Mau đến tận Khánh Hoà. “Đi đến mỗi nơi, nếu họ không bán giống cho mình thì mình cũng sẽ quan sát được cách người ta làm, nếu gặp những người nhiệt tình thì người ta còn chỉ cho mình một số bí quyết”, ông On kể.

Quyết định cải thiện kinh tế gia đình bằng việc nuôi chồn mướp bắt đầu được thực hiện từ việc xây chuồng, làm lồng. Trên diện tích 40 m2, ông On chia làm nhiều lồng, mỗi lồng cao 80 cm, dài 1 m và rộng 60 cm. Chồn mướp là loài động vật phù hợp với việc nuôi nhốt, ưa thoáng mát và sạch sẽ. Ông On không áp dụng trải bạt mà cho chất thải chảy thẳng ra ao, tận dụng để nuôi các loại cá tạp trong ao và sử dụng cá đó làm thức ăn cho chồn. Chồn đực và chồn cái được nuôi nhốt riêng biệt (vì nếu nhốt chung chúng sẽ tấn công nhau và gây hao hụt, ông On chia sẻ).   

Qua quá trình học hỏi kết hợp với kinh nghiệm của các con ông tích luỹ từ internet, ông On mua 4 cặp chồn bố mẹ về nuôi. Thời điểm đó mỗi cặp chồn giống giá 5 triệu đồng. Nuôi 4 cặp chồn bố mẹ sau hơn 7 tháng, số lượng tăng lên hơn chục con.

Thức ăn của chồn mướp chủ yếu là chuối và cá. Mỗi ngày 1 con chồn ăn 2 trái chuối, ăn dặm thêm cá phi và chỉ ăn 2 lần. Chi phí thức ăn không đáng kể, dễ chăm sóc, chỉ cần dọn rửa chuồng trại sạch sẽ. Chồn mướp hay bị bệnh về đường tiêu hoá nên cần lựa chọn thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh khi cho ăn.

Sau thời gian nuôi nhốt riêng biệt, nhận thấy chồn đã đủ trọng lượng và độ tuổi từ 12-14 tháng sẽ nhốt chung con đực và con cái cho sinh sản. Chồn con sau khi được nuôi bằng sữa mẹ và thức ăn khoảng hơn 10 ngày sẽ xuất bán. Giá một cặp chồn mướp giống hiện tại khoảng 5 triệu đồng. Tính bình quân thu nhập mỗi năm ông lãi gần 100 triệu đồng.

Chồn mướp của gia đình ông On khi sinh sản đều không đủ bán, đa số là các mối quen trong và ngoài tỉnh nên ông On dự định sẽ đầu tư thêm chuồng trại, lồng để tăng đàn. Ngoài bán chồn giống, ông On còn tuyển những con đã quá lứa để bán thịt, mỗi con chồn cũng đem lại giá trị khoảng 1 triệu đồng khi bán thịt.

Với hiệu quả từ mô hình làm kinh tế của mình, ông On nhiều năm liền được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Ngoài ra, hộ ông On đã có chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã thông thường và nhóm IIB năm 2015.

Trưởng ấp Tân Thành A Nguyễn Thanh Liêm thông tin: “Từng đảm nhận nhiều nhiệm vụ ở địa phương, 2 nhiệm kỳ làm phó ấp Tân Thành A, ông Trần Chí On không chỉ hoàn thành tốt công việc của Đảng và Nhà Nước giao phó, được sự tin tưởng, ủng hộ của bà con, mà còn là một nông dân sản xuất giỏi, làm kinh tế hiệu quả”./.

Thảo Linh

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.