ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:37:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi cua trong hộp nhựa

Báo Cà Mau Ðể nâng cao chất lượng cua tươi sống đến tay người tiêu dùng, anh Lê Hữu Nhiệm (ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) đang thí điểm mô hình nuôi cua thương phẩm (vỗ béo) trong hộp nhựa, bước đầu cho kết quả khả quan.

Anh Nhiệm cho biết, sau khi cua được đánh bắt, loại từ 250-700 gam/con, anh tiến hành thả nuôi trong hộp nhựa, đồng thời bổ sung thức ăn từ cá vụn hoặc ba khía nhằm tăng gạch cho cua và màu gạch đẹp hơn. Ðể cua phát triển, trước khi nuôi, nguồn nước được anh xử lý kỹ lưỡng như: kiểm tra độ pH, độ phèn; bên cạnh đó, cho chạy ô xy dưới đáy lồng nuôi 2 lần/ngày (buổi sáng từ lúc 4-5 giờ, buổi chiều từ lúc 17-18 giờ), đây là thời điểm lượng ô xy trong nước ít. Ngoài ra, việc cho ăn phải được theo dõi sát sao, liều lượng phù hợp.

Anh Lê Hữu Nhiệm (bên trái) nuôi thử nghiệm mô hình trên 1 tháng nay, bước đầu cho kết quả khả quan.

“Sau khi bắt cua trong khu nuôi thuỷ sản đảm bảo tỷ lệ thịt thì cho vào hộp nhựa nuôi, thúc cho ăn cá tự nhiên khoảng 10 ngày. Chủ yếu để con cua sạch bợn bẩn, chất hữu cơ đeo bám, đồng thời đào thải cặn bã ra ngoài, làm cho thịt cua ngọt thơm và gạch béo hơn, không còn vị đắng như cua vừa đánh bắt lên chế biến ăn liền”, anh Nhiệm cho biết.

Theo anh Nhiệm, sau khi nuôi từ 10 ngày trở lên, chẳng những thịt và gạch cua được cải thiện về chất lượng mà còn làm tăng trọng lượng cua khoảng 10%. Ngoài ra, đối với những con cua mềm, tỷ lệ thịt chưa đảm bảo thì nuôi thêm dài ngày hơn, cua sẽ chắc thịt, giá trị tiếp tục tăng. Với cách này, trừ chi phí thức ăn từ cá vụn, lợi nhuận gấp 2-3 lần. Hiện tại, anh đã có đơn đặt hàng 1 ngàn con cua thương phẩm vỗ béo theo cách trên (sau khi khách hàng đã dùng thử). 

“Tôi nuôi thử nghiệm 100 con, trong đó đã bắt lên gần 20 con cho khách hàng dùng thử để so sánh. Ða số đều đánh giá là ngon hơn cua mới bắt lên từ vuông. Lúc đầu mình không nghĩ là vỗ béo cua, nhưng vào thời điểm cua nhiều, mình dèo lại dưới vuông để cua không chết do mất nước, nhưng vì dèo thời gian hơi lâu nên cho cua ăn, sau đó bắt lên đem chế biến ăn thì cảm nhận khác biệt rõ ràng nên triển khai nuôi thử nghiệm 100 hộp”, anh Nhiệm chia sẻ.

Thịt và gạch cua sau khi được vỗ béo 10 ngày thì chất lượng sẽ thơm và ngon hơn so với mới bắt lên.

Từ thành công bước đầu, hiện tại anh Nhiệm tiếp tục nhân rộng mô hình ra thêm 1 ngàn hộp để cung ứng cho khách hàng. Về lâu dài, anh sẽ đầu tư hộp nhựa, đồng thời hướng dẫn người dân địa phương cách thức nuôi, sau đó bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ giá cao hơn từ 5-10 ngàn đồng/kg so với thị trường.

Lợi thế của mô hình nuôi cua thương phẩm bằng hộp nhựa của anh Nhiệm là ngoài bán cua tươi sống, số còn lại anh đưa vào Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm để chế biến thịt cua sinh thái. “Nếu mô hình này phát huy hiệu quả, sẽ tiếp tục liên kết với nông hộ, mở rộng vùng nuôi sinh thái, phấn đấu đến năm 2024 cung ứng ra thị trường khoảng 10 tấn cua/tháng, tăng khoảng 6 tấn/tháng so với hiện tại”, anh Nhiệm chia sẻ thêm./.

 

Văn Tưởng

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.