ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 09:40:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi tôm công nghiệp trải bạt - bước đột phá cho ngành tôm

Báo Cà Mau (CMO) Mặc dù chỉ mới xuất hiện gần đây, song mô hình nuôi tôm trải bạt đã khẳng định được ưu điểm vượt trội bằng hàng loạt những ao nuôi cho hiệu quả cao. Kể từ đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp trải bạt tăng liên tục. Nếu như đầu năm toàn tỉnh chỉ có khoảng 170 ha thì đến nay con số này đã lên đến 285 ha và hiện đang tiếp tục tăng nhanh.

Mô hình nuôi tôm trải bạt có thể cho năng suất lên đến 7-8 tấn/ao 1.200 m2 (ảnh chụp tại Công ty N.G Việt Nam).

Mô hình nuôi tôm theo hình thức trải bạt bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh vào khoảng năm 2013, do Công ty C.P triển khai thí điểm tại một số địa phương trong tỉnh. Ông Nguyễn Thành Công, ấp Ngã Bát, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi là một trong những người tham gia thực hiện thí điểm và khá thành công cho đến thời điểm này. Hiện nay ông đã mở rộng khoảng 7 ao nuôi.

Tuy nhiên, nuôi tôm trải bạt chỉ dành cho những hộ dân có điều kiện, bởi chi phí đầu tư ban đầu lớn, bình quân 1.000 m2 cần khoảng 150 triệu đồng, chưa kể tiền tôm giống và thức ăn, vi sinh. Trải quả thời gian thử thách khá khắc nghiệt, bước sang năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, loại hình nuôi tôm công nghiệp trải bạt đang phát triển khá nhanh và cho hiệu quả cao.

Sau hơn 3 năm kể từ ngày tham gia thực hiện mô hình thí điểm, tất cả các ao nuôi trải bạt của gia đình ông Công gần như vụ nào cũng thành công. Ông Công chia sẻ, mặc dù đòi hỏi chi phí cũng như khoa học - kỹ thuật cao, nhưng tỷ lệ thành công và hiệu quả mang lại là xứng đáng so với công sức và tiền của đã bỏ ra. Giờ đây bình quân mỗi năm ông lãi khoảng 4 tỷ đồng/7 ao (2 vụ nuôi).

Chủ tịch UBND xã Tân Dân Nguyễn Như Vàng cho biết, toàn xã hiện có khoảng 152 hộ nuôi tôm công nghiệp với 146 ha. Những tháng đầu năm có trên 60% hộ nuôi thành công. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hình thức trải bạt gần như thành công 100%. Mặc dù chỉ khoảng 4 hộ song có những hộ đã nuôi được trên 3 năm. Có thời gian nghề nuôi tôm gần như điêu đứng nhưng tôm trải bạt vẫn đứng vững. Từ đó nhiều hộ dân phát triển mạnh mô hình này.

Trên địa bàn xã Tân Duyệt, từ 4 hộ ban đầu với diện tích chỉ khoảng 0,96 ha, nay mô hình nuôi tôm công nghiệp trải bạt có 16 hộ đầu tư. Phó chủ tịch UBND xã Tân Duyệt Kiều Minh Tấn cho biết, xã đang tập trung chỉ đạo phát triển loại hình nuôi này, đặc biệt đối với những hộ có đủ điều kiện về vốn cũng như khoa học - kỹ thuật và trong vùng quy hoạch để đầu tư về cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi

Nguyễn Phú

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Mốc thời gian “vàng” để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược

Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Quyết tâm cao để đạt mục tiêu lớn

Mục tiêu đạt mức tăng trưởng 8% trở lên đang được các cấp, các ngành và từng địa phương trong tỉnh triển khai hiện thực hoá bằng những kế hoạch, giải pháp và hành động cụ thể với quyết tâm cao nhất.

Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất lúa, gạo

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2025, vào chiều 18/4. Hội nghị nhận được sự quan tâm của các cấp, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong và ngoài tỉnh.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Tạo đòn bẩy khai thác tiềm năng, lợi thế

Theo đánh giá của Huyện uỷ Thới Bình, về cơ bản, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu chung trong quy hoạch tổng thể của tỉnh. Các dự án giao thông quan trọng có tính kết nối, liên kết, đảm bảo tác động lan toả, tạo không gian phát triển mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.