ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:35:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Sáu Ðỗ làm giàu

Báo Cà Mau Ðến ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, nhiều người nhắc tới ông Sáu Ðỗ (Nguyễn Thành Ðỗ, sinh năm 1965), bởi ngoài lao động giỏi, nghĩ ra nhiều cách làm mới để tăng thu nhập cho gia đình, ông còn nhiệt tình hướng dẫn người dân xung quanh cách làm ăn, tiết kiệm trong chi tiêu để khá lên. Nhờ vậy mà ông được láng giềng tín nhiệm, nhiều người làm theo cũng đã vươn lên khá giả.

Ông Sáu Ðỗ có nhiều mô hình chăn nuôi, nhưng chủ yếu là nuôi dê. Bắt đầu nuôi dê từ năm 2019, khởi đầu ông chỉ mua được 5 con dê cái, 1 con dê đực, mỗi con giá 4,5 triệu đồng. Từ số dê này, ông Sáu Ðỗ đã nhân giống ra, hằng năm ngoài số dê chừa lại để nuôi tăng đàn, ông còn bán dê thịt và những con dê cái đẻ không đạt yêu cầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, bán được hàng trăm triệu đồng. Có năm, đàn dê lên đến 80 con.

Hiện tại gia đình đang có 32 con dê, trong đó có 15 dê hậu bị, 1 con dê đực, còn lại là dê thịt. Dê thịt nuôi khoảng một năm thì bán được. Một ký dê tơ khoảng 110 ngàn đồng, còn dê đã đẻ chỉ 70 ngàn đồng/kg. Năm 2024, ông bán dê được 80 triệu đồng, trong đó dê con 20 triệu đồng, còn lại là dê thịt.

Theo ông Sáu Ðỗ, nuôi dê không khó, dê vốn là loài ăn tạp, chỉ cần chịu khó kiếm, vì thức ăn chủ yếu là cây cỏ địa phương sẵn có. Dê lại ít bệnh tật, nhưng vốn đầu tư ban đầu khá nặng đối với nông dân nghèo. Bởi muốn dê khoẻ mạnh, ngoài cho ăn uống đầy đủ, tiêm ngừa dịch bệnh đúng theo hướng dẫn của ngành thú y thì đầu tư chuồng trại cũng vô cùng quan trọng.

Nếu nơi ở của dê không thoáng đãng, mất vệ sinh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh sản của đàn dê, vì thế khâu đầu tư chuồng trại cũng khá tốn kém, rồi phải mua phương tiện để chở thức ăn, mua máy xắt chuối, dao cắt cành..., chưa kể đầu tư mua con giống. Tuy nhiên, dê rất dễ ăn, thức ăn chính là lá cây so đũa, phụ thêm chuối cây, cỏ lùn, xác đậu nành... Nói chung dê không chê thứ rau nào. Trong vườn, cặp mé lộ thuộc phạm vi đất của gia đình, ông không để trống, chỗ nào không trồng chuối cây thì trồng so đũa, trồng cỏ cho dê ăn.

Hiện tại, gia đình ông Sáu Ðỗ đang nuôi 32 con dê, mỗi ngày 1 con dê ăn khoảng 5 kg thức ăn.

Hiện tại, gia đình ông Sáu Ðỗ đang nuôi 32 con dê, mỗi ngày 1 con dê ăn khoảng 5 kg thức ăn.

Ông cho biết, mỗi ngày 1 con dê ăn 5 kg thức ăn, cho chúng ăn lúc 9 giờ sáng và 5 giờ chiều. Lá so đũa thì dùng kéo dài cắt cành, gom cho dê ăn lá; với chuối cây thì dùng máy xắt lát mỏng, bằm nhuyễn rồi trộn với cám gạo, tỷ lệ 1 kg cám, 10 kg chuối cây. Ngoài thức ăn như lá so đũa, chuối, cỏ nhà tự trồng thì mỗi năm ông còn phải mua thêm vài tấn xác đậu nành để bổ sung cho dê ăn.

Ngoài nuôi dê, ông Sáu Ðỗ còn có 1,4 ha đất nuôi tôm, ông nuôi xen canh tôm, cua, mỗi năm cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Gia đình nghèo lại đông con nên khi vợ chồng ông ra riêng, cha mẹ cho chỉ 0,4 ha đất. Trước đây, khi đường bộ chưa thông, vợ chồng ông đi ghe bán hàng bông, tích góp mua thêm được 1 ha đất nữa. Khi có được số đất kha khá, vợ chồng ông thôi nghề bán buôn lênh đênh sông nước, quay sang nuôi tôm, nuôi cá bống tượng, rồi nuôi dê.

Nhờ cần cù nên ông nuôi có lãi. Mấy ao cá bống tượng mỗi năm đều cho thu nhập cả trăm triệu đồng, năm ít nhất cũng được 50 triệu đồng. Năm ngoái, ông nuôi 500 con cá bống tượng trong 3 ao, năm nay ông đang chờ giá, khả năng sẽ thu hoạch từ 1-2 ao, hứa hẹn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, bởi cá bống tượng từ 700 gram trở lên hiện có giá từ 700-750 ngàn đồng/kg.

Năm 2024, tổng thu nhập của gia đình khoảng 400 triệu đồng. Năm 2025, nếu cá bống tượng được giá, có thể thu nhập của gia đình sẽ cao hơn.

Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi liên tục nhiều năm, ông Sáu Ðỗ còn là đảng viên gương mẫu, nhiều năm là đảng viên xuất sắc. Hiện tại, ông là Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Phú. Ðây là nhiệm kỳ thứ 3 ông được tín nhiệm bầu giữ vị trí này. Ông luôn làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo, chịu khó học hỏi, ở đâu có mô hình mới, cách làm hay, ông đều tìm cách tiếp cận, học tập để hướng dẫn nông dân trong xã nhà thực hiện. Với gia đình, làng xóm, ông luôn nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn.

Ở tuổi 60, ông Sáu Ðỗ cần cù lao động, sống đoàn kết, chan hoà với đồng chí, đồng nghiệp, gần gũi, gắn bó với láng giềng, nên được mọi người quý mến./.

 

Huyền Linh

 

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.