ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 14:25:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Báo Cà Mau Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Cá đối sống rất nhiều trên sông, đặc biệt là trong vuông tôm dưới tán rừng đước. Các bà nội trợ ven biển ngoài chế biến cá đối thành các món ăn hằng ngày, còn nghĩ ra cách làm khô cá đối một nắng độc đáo. Loài cá này có thân dài, đầu nhím, phần bụng phình to rồi nhỏ dần xuống cạnh đuôi, thức ăn chính là tảo, phù du..., thịt cá ngon, được nhiều người ưa chuộng.

Theo chị Thu Ðạm, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, để chế biến cá khô không xương, người ta chọn những con cá đối tươi, kích thước to, nhiều thịt; xẻ dọc xương sống, tách bỏ xương, rửa sạch, ướp muối, tiêu, ớt để khử mùi tanh và tạo màu đỏ hấp dẫn. Muối cá đối vài giờ cho thấm gia vị, đem phơi khô trên sào hoặc mành lưới từ 1-2 nắng là ngon nhất.

Cũng theo chị Thu Ðạm, ở xứ rừng Ngọc Hiển, không chỉ có khô cá đối mà còn có nhiều loài cá biển khác làm khô rất ngon: cá kèo, cá lẹp, cá ngát... và phải kể đến khô cá chét - loài cá có dáng thon dài, chuyên ăn tôm nên thịt cá thơm ngon. Cá chét kho lạt, muối chiên, muối vùi, đặc biệt là làm khô một nắng không chê vào đâu được.

Theo ngư dân vùng rừng ngập mặn, các loài khô cá xứ rừng biển này không sử dụng chất bảo quản, nên khi chiên, rim, nướng... mùi vị đậm đà. Tuy là cá rẻ tiền nhưng qua bàn tay chế biến của ngư dân xứ biển đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng Ðất Mũi Cà Mau.

Thu hoạch cá đối để làm khô.

Cá chét có nhiều ở vùng sông biển Ngọc Hiển, dùng làm khô rất ngon.

Làng nghề cá khô ở Tân Ân - Ngọc Hiển.

Bánh tráng cá cơm, đặc sản của ngư dân ven biển Cà Mau, có mặt ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh.

Ðộc đáo món cá chét một nắng không xương xứ Ngọc Hiển.

Vàng ươm cá đối một nắng trên sàn phơi.

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Hướng sản xuất lúa hè thu có lãi trên 30%

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh xuống giống 35.244 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Trần Văn Thời 28.954 ha, U Minh 3.280 ha, Thới Bình 530 ha và TP Cà Mau 2.480 ha.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.