ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 13:13:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển bền vững nghề cá

Báo Cà Mau (CMO) Song song với việc triển khai các giải pháp thực thi Luật Thuỷ sản và các quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo báo và không theo quy định (IUU), hiện nay, ngành thuỷ sản tỉnh đang tích cực chuyển đổi số nghề cá, triển khai thực hiện phần mềm số hoá, hiển thị đầy đủ các thông tin tàu cá xuất, nhập bến và hoạt động trên biển, truy xuất nhanh chóng, chính xác, góp phần đưa nghề cá tỉnh nhà phát triển bền vững.

Vùng biển Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường khai thác thuỷ hải sản trọng điểm trong cả nước. Ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, cho biết, đến nay phần mềm số hoá nghề cá cơ bản đáp ứng yêu cầu về tính năng thống kê tàu cá, hiển thị đầy đủ các thông tin tàu cá xuất, nhập bến và hoạt động trên biển; số liệu người và phương tiện hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn được thống kê, truy xuất nhanh chóng, chính xác. Ðặc biệt, hệ thống phần mềm truy cập khi tàu cập, rời cảng có sự kết nối liên thông, chặt chẽ giữa cảng cá, Văn phòng IUU và các trạm tiểm soát biên phòng, thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Theo ông Triều, phần mềm này giúp cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tại các trạm kiểm soát biên phòng quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến, giảm được nguồn nhân lực và phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ chống khai thác IUU, nhất là ngăn chặn tàu cá không đảm bảo các thủ tục giấy tờ ra biển hoạt động, các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU.

Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là một trong những cửa biển có lượng tàu đánh bắt lớn nhất.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, phần mềm số hoá dữ liệu IUU (ứng dụng bảng dữ liệu Excel Online trên nền tảng Google Sheets) cung cấp các thông tin chính như: thống kê danh sách tàu cá toàn tỉnh, có danh mục chọn theo từng địa phương đến cấp xã; thống kê danh sách tàu cá còn hạn, hết hạn giấy phép khai thác và hết hạn đăng kiểm tàu cá; thống kê danh sách tàu cá mất kết nối từ 10 ngày trở lên; số hoá hồ sơ, văn bản, hình ảnh... đối với các trường hợp tàu cá: trễ hạn giấy phép khai thác, nằm bờ ngưng hoạt động, sang bán trong và ngoài tỉnh, mất kết nối từ 10 ngày trở lên; số liệu xử phạt vi phạm hành chính; số liệu chứng nhận thuỷ sản khai thác...

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có số lượng tàu cá hoạt động nhiều nhất tỉnh. Ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, lãnh đạo địa phương luôn chỉ đạo các ngành chuyên môn tập trung theo dõi sát sao, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ về chống khai thác IUU. Song song đó, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, theo dõi số hoá dữ liệu IUU hàng ngày theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo IUU tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác chống khai thác IUU, nhưng do một số địa phương có địa bàn rộng lớn, số lượng tàu cá nhiều nên khi triển khai thực hiện còn một số tồn tại như: việc thống kê, khai báo sản lượng thuỷ sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Lực lượng lao động tại các cơ sở thu mua chủ yếu là lao động gia đình, trình độ năng lực hạn chế nên việc ghi chép, thống kê sản lượng thu mua theo biểu mẫu còn sai sót. Việc sắp xếp, bố trí thêm một lao động để thực hiện nhiệm vụ này làm tốn kém thêm chi phí thuê lao động. Người đảm trách công tác chống khai thác IUU cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, nên việc cho chủ tàu thực hiện các cam kết và chụp hình tàu cá nằm trong bờ định kỳ 15 ngày/lần gặp rất nhiều khó khăn, do không có kinh phí và thiếu người thực hiện, nhất là các địa bàn có nhiều tàu cá như thị trấn Sông Ðốc”, ông Hồ Song Toàn chia sẻ.

Bên cạnh đó, chưa có văn bản ràng buộc trách nhiệm, chế tài đối với các cơ sở thu mua chậm trễ hoặc không báo cáo, thống kê sản lượng thuỷ sản theo quy định (chỉ có bản cam kết giữa UBND xã và chủ cơ sở). Từ đó, gây khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo sản lượng theo quy định.

Chưa có chế tài đối với các cơ sở thu mua thuỷ sản nhỏ lẻ, hộ gia đình chậm trễ hoặc không báo cáo, thống kê sản lượng thuỷ sản theo quy định, là một khó khăn trong công tác quản lý hoạt động nghề cá. (Trong ảnh: Một vựa thu mua ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh).

Công tác thực thi pháp luật còn thấp so với số vụ vi phạm, nhất là xử phạt liên quan đến tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài (kể cả phát hiện vượt ranh giới trên biển), tàu cá mất tín hiệu kết nối ngoài khơi từ 10 ngày trở lên, đây là nội dung Uỷ ban Châu Âu (EC) quan tâm nhất để khắc phục tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ðể chuẩn bị chu đáo các điều kiện đón tiếp Ðoàn Thanh tra của EC đến làm việc lần thứ 4, vào tháng 10 tới, tỉnh Cà Mau đang triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng, chống khai thác IUU. Trong đó, tỉnh tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển; thực hiện nghiêm túc việc số hoá kết quả chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, rà soát, quản lý chặt chẽ tàu cá đã bán khỏi địa phương để kịp thời có hướng xử lý theo quy định. Ðẩy mạnh tuyên truyền, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác IUU của tổ chức, cá nhân; chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài. Từ đó, chung tay cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững./.

 

Trung Ðỉnh

 

Đầu tư thảo Dược Cơ hội bền vững

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.