ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:48:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển ngành công nghệ sinh học

Báo Cà Mau Ông Ðoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ (Trung tâm), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, Trung tâm được ngành chức năng đầu tư các kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao và làm chủ một số công nghệ quan trọng để phát triển, ứng dụng CNSH trên các lĩnh vực".

“Cụ thể như lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi đã làm chủ được quy trình nhân giống cấy mô, cây keo lai cấy mô. Trung tâm có năng lực sản xuất hơn 1 triệu cây để cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, Trung tâm còn làm chủ công nghệ về sinh sản nguồn lợi giống cá đồng (cá trê vàng, cá sặt rằn, cá lóc...). Ðồng thời, làm chủ quy trình sản xuất chế phẩm sinh học để xử lý nguồn nước nuôi trồng cũng như xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh", ông Nghị cho biết thêm.

Hằng năm, với đội ngũ có trình độ kỹ thuật cao, Trung tâm đã đăng ký thực hiện nhiều nhiệm vụ để phát triển CNSH trên địa bàn tỉnh. Riêng năm 2023, Trung tâm đã triển khai ứng dụng CNSH để nhân giống, phát triển các dòng keo lai, keo lá tràm phù hợp trên vùng đất ở tỉnh Cà Mau, thực hiện các kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật để tạo giống chuối, keo lai, keo lá tràm 38.300 cây giống; sản xuất và tiêu thụ 702 ngàn cây giống chuối cấy mô; sản xuất và cung ứng được 52 ngàn lít chế phẩm vi sinh phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và xử lý ô nhiễm môi trường.

Kỹ sư của Trung tâm đang chăm sóc giống cây lan kim tuyến, loại dược liệu quý, để trồng nhân rộng.

Ðồng thời, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; các chế phẩm sinh học phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm, mới phát sinh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý, hiếm theo đặc thù bản địa của tỉnh.

Triển khai thực hiện dự án cấp tỉnh “Ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình nuôi thẻ chân trắng siêu thâm canh tuần hoàn khép kín, đạt năng suất và hiệu quả tại Cà Mau”, nhằm ứng dụng công nghệ để xây dựng và phát triển thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, tuần hoàn khép kín, không sử dụng hoá chất, kháng sinh, có hệ số an toàn cao, năng suất cao, tỷ suất lợi nhuận cao, không tác động xấu đến môi trường, sản phẩm tạo ra giá thành sản xuất thấp, khí thải các bon thấp, góp phần phát triển ngành nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh hiệu quả, bền vững.

“Ðặc biệt, khoảng 2 năm trở lại đây, trên các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh luôn chú trọng phát triển và ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường; giảm thiểu suy thoái, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, từng bước tiến đến xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường; tập trung vào lợi thế về phát triển kinh tế biển, đảo và du lịch”, ông Nghị phấn khởi.

Mô hình nuôi tôm không thay nước tại huyện Cái Nước, do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ thử nghiệm và thành công.

Ông Nghị thông tin, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, Trung tâm đã tham mưu Sở KH&CN trình với Tỉnh uỷ ban hành Chương trình số 46-CTr/TU, ngày 27/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; trình UBND tỉnh để ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND về nghiên cứu, ứng dụng phát triển CNSH để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020-2030. Kế hoạch đề cập việc phát triển, nghiên cứu CNSH bao trùm trên nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, tài nguyên môi trường, y tế, công nghệ thực phẩm...).

"Thời gian tới, Trung tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao là xây dựng đề án tổng thể phát triển CNSH của tỉnh, bao gồm những lĩnh vực như nông nghiệp, môi trường và nhiều lĩnh vực khác theo thế mạnh của tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển các đối tượng cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. Ðầu tư thêm cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình ứng dụng CNSH sinh thái nước ngọt và nước lợ. Ðồng thời, đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ kỹ thuật để phát triển nghiên cứu, ứng dụng CNSH đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, đề án này nhằm thực hiện nhiệm vụ của tỉnh giao là phát triển CNSH trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật đóng góp khoảng 10% trong tỷ trọng GRDP của tỉnh trở lên”, ông Nghị chia sẻ.

Đa dạng nguồn giống được nhân tại Trung tâm để cung ứng cho người dân và thị trường.

Cụ thể, về nghiên cứu phát triển, ứng dụng CNSH, hằng năm thực hiện từ 1-2 nhiệm vụ KH&CN cấp Trung ương, cấp tỉnh về nghiên cứu phát triển, ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất để tăng cường tiềm lực nghiên cứu phát triển, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, có đủ năng lực dẫn dắt, phát triển ngành CNSH của tỉnh. Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNSH vào sản xuất và đời sống, phấn đấu có trên 50% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh ứng dụng các sản phẩm CNSH để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ, có đủ năng lực tham gia nghiên cứu, phát triển, tiếp nhận CNSH; phát triển ít nhất 4 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm CNSH chủ lực trên các lĩnh vực ứng dụng CNSH theo thế mạnh của tỉnh như: nông nghiệp, công thương, bảo vệ môi trường, y dược.

Ðến năm 2045, hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH tỉnh đạt trình độ tiên tiến, cơ bản bắt kịp trình độ của các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước. Phấn đấu toàn tỉnh có trên 80% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị, hộ dân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh, tích cực ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ. Phát triển hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về CNSH của tỉnh thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu trong khu vực ÐBSCL và đóng góp từ 15% trở lên trong tỷ trọng GRDP của tỉnh./.

 

Kim Cương

 

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

49 dự án tham gia vòng sơ tuyển CamaUP’24

Chiều 19/9, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) chủ trì vòng sơ tuyển Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2024 (CamaUP’24 - Think green for sustainable startup).