ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 08:19:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phí làm dâu

Báo Cà Mau

Minh hoạ:  Lý Kiều Loan

“Nè, thằng Sáu. Nghe nói bây có 2 đứa con trai phải hôn, cẩn thận lựa dâu nghen mậy, không khéo rước lấy phiền phức đó”, chú Ba bốc xếp bông đùa khi thấy Sáu thợ mộc bước vào quán cà phê.

“Thời buổi này tụi nó thương đâu thì mình cưới đó, chớ biết đâu mà lựa với chọn hả chú. Mà có gia đình riêng rồi thì tụi nó tự làm ăn sinh sống, có gì phải phiền phức”, Sáu thợ mộc trải lòng.

“Lẽ thường là vậy, nhưng trong cuộc sống có những chuyện xảy ra mà mình không thể lường trước được. Tao mới nghe thằng cháu họ kể câu chuyện trái khoáy nên mới ghẹo bây để bớt bực tức vu vơ vậy mà”, chú Ba bốc xếp phân bua.

“Thôi tôi biết rồi. Chắc là con dâu hỗn hào với cha mẹ chồng, hoặc giành quyền đòi phân chia tài sản nhà chồng chớ gì? Gặp thứ đó thì đúng là phiền phức thiệt, bởi có giận dâu thì cũng đâu thể bỏ con ruột mình được. Ðúng không chú?”, chị Tám chủ quán nhanh nhảu.

“Bà tài lanh quá hà Tám. Chú Ba chưa lên tiếng mà bà đã nói như là đúng rồi. Thôi, câu chuyện trái khoáy thế nào, kể nghe đi chú. Dẫu sao con ông Sáu cũng còn nhỏ, trong khi tôi dự định cuối năm nay sẽ cưới vợ cho thằng Ðực”, Bảy thợ hồ sốt ruột.

“Con Tám tuy có lanh miệng, nhưng những vấn đề nó kể cũng là chuyện đó đây đã từng xảy ra trong đời sống xã hội mà báo chí thông tin. Song, câu chuyện tao muốn nói lại khác hẳn”, ngừng một chút để hớp ngụm trà thấm giọng, chú Ba thong thả:

“Thằng cháu tao nó ở thị trấn thuộc huyện ven biển tỉnh mình nè. Nó nói ở quê nó có cặp vợ chồng H và V sống với nhau được 14 năm, đã có 3 mặt con. Tuy không khá giả cho lắm, nhưng H rất siêng năng, chí thú làm ăn, V chỉ việc ở nhà chăm sóc con và lo công việc nhà cùng cha mẹ chồng. “Rảnh rỗi sinh nông nổi”, V tập tành bài bạc, la cà ăn nhậu, bỏ mặc con cái và cũng chẳng quan tâm công việc nhà... dẫn đến bất hoà vợ chồng, cha mẹ chồng khuyên can cũng không lay chuyển được, nên năm 2018 cả hai đã thuận tình gửi đơn đến Toà án Nhân dân huyện, yêu cầu xin ly hôn.

Thấy rằng không thể sống chung với nhau được nữa thì ly hôn cũng là cách tốt cho cả hai. Vì vậy, Hội đồng xét xử đã chấp thuận cho ly hôn, V nuôi 3 đứa con và được H cấp dưỡng mỗi tháng 700.000 đồng/đứa, đến khi các cháu đủ 18 tuổi. Ngoài ra, V còn được chia đôi diện tích gần 19.000 m2 đất H đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do cha mẹ cho lúc H kết hôn. Tưởng thế đã thuận cả đôi đường, nhưng V bất ngờ yêu cầu toà xem xét, buộc cha mẹ chồng phải trả tiền công làm dâu trong 14 năm, với tổng số tiền là 300 triệu đồng”.

“Kết cuộc sao chú, ông bà già chồng của cô V có đồng ý không? Toà có giải quyết chuyện này không?", cùng một “hệ” thích nghe chuyện thiên hạ nên chị Tám, Bảy thợ hồ và cả Sáu thợ mộc cùng đồng thanh thúc chú Ba “chốt” đoạn kết.

“Ở đâu ra cái phí làm dâu, mà tính cách nào lại có con số 300 triệu hả bây? Thế nên Hội đồng xét xử đã bác yêu cầu của V vì không có căn cứ xác thực. Còn cha mẹ H điềm tĩnh cho rằng, con gái có chồng về làm dâu là tục lệ. Hơn nữa, từ khi mang thai đến hạ sinh và chăm sóc con được cứng cáp thì cũng mất 3 năm/đứa con. V có 3 đứa con thì đã mất 9 năm, thời gian 5 năm trở lại đây thì vợ chồng V lục đục, không thường xuyên sống chung với nhau, nên trong 14 năm qua, nói là làm dâu nhưng thực chất V đâu có giúp ích gì nhiều cho cha mẹ chồng…!”, chú Ba thông tin.

“Với con người tính toán thì chi ly kiểu đó mới vừa. Cô V đó chắc trong số hơn 1 triệu dân của tỉnh mình chỉ có một. Tới đây, hổng chừng lúc bả cưới gả con cái lại đòi tiền công nuôi dưỡng mới đồng ý cho tổ chức hôn sự!?”, chị Tám tặc lưỡi.

“Tôi sống gần một đời người mới nghe có người yêu cầu được trả phí làm dâu đó anh Ba. Ðúng là cái kiểu ăn vạ, được thì được cả, ngã về không, chẳng cần phân biệt thị phi”, chú Năm xe ôm ngao ngán./.

 

Mỹ Pha

 

Chén cơm đồng bằng

Tôi sinh ra ở Bạc Liêu, một tỉnh xa xôi của đồng bằng sông Cửu Long. Ngày tôi còn bé, khoảng 60 năm trước, khi tôi biết bưng chén cơm lên ăn, là tôi được bà mẹ nghèo dầu dãi một sương hai nắng của mình dạy cho bài học về thái độ đối với hạt cơm.

Về đâu những hạt phù sa...

Dòng Mê Kông chảy vào đất Việt, từ bao đời nay gom góp phù sa hình thành nên đồng bằng châu thổ an lành, với cộng đồng dân cư mang dáng nét “văn hoá miệt vườn”, “văn hoá sông nước” hào sảng xứ này. Cà Mau - “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” - (Nguyễn Tuân) là miền đất tận cùng của đồng bằng châu thổ, được tạo nên bởi những hạt phù sa màu mỡ ấy.

Tản mạn về rồng

Rồng (âm Hán Việt gọi là long) là loài vật chỉ có trong huyền thoại được dân gian khắc hoạ hình tượng đầu sư tử, mình rắn, chân cọp, móng vuốt của chim ưng để biểu hiện sự dũng mãnh, uy lực.

Nhớ Tết quê

Bắt cá mùa nước rọt

Xóm tôi hầu như nhà nào cũng có ao, đìa, có đất nuôi tôm, chí ít cũng được vài ba công, lúc tôm thất cũng có cá lóc, cá phi, cá bống ăn qua bữa. Riêng nhà tôi chỉ mấy mét đất ven sông để cất nhà ở.

Xuân gần lại - Nhớ Tết xưa

Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Tết Nguyên đán gắn liền với phong tục của người Việt Nam từ rất lâu đời, thế nhưng cái Tết ngày nay ít nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chuyến hàng cuối năm

Hồi nhỏ, tôi nghe ông nội tôi nói: “Nhờ có cách mạng mà ông bà mới có đất đai chia cho con cháu”. Sau này lớn lên tôi mới biết, nguồn gốc đất đai mà ba tôi và chú bác mỗi người vài công là do Nhà nước cấp cho giai cấp “bần cố nông” sau năm 1945, khi ta giành được chính quyền.

Chà gạo ăn Tết

Tôi không nhớ chính xác nhà mình thôi chở lúa đi chà gạo hồi nào, chỉ nhớ là cũng lâu lắm rồi. Bởi vậy, mấy ngày giáp Tết, tạt ngang nhà máy xay lúa ở ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, nhìn cảnh bốc vác, tất bật cân đong, vận chuyển gạo, nếp, tấm, cám... trong âm thanh rền rền, ù ù tiếng máy chạy xay lúa, bụi cám bám phủ mọi ngóc ngách, cảm giác hoài niệm ùa về.

Tản mạn về ảnh báo chí

Dù hơn 10 năm làm phóng viên nhưng chưa bao giờ tôi được đánh giá cao về kỹ năng hình ảnh, tự mình nhận thấy đó cũng là nhược điểm cần cải thiện nhiều thêm. Dự nhiều lớp tập huấn về ảnh báo chí, song, trong đầu cũng còn nhiều băn khoăn, chưa thông suốt. Ảnh báo chí là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm báo chí, thậm chí, trong một số trường hợp sẽ quyết định đến giá trị, sức sống, sự lan toả của tác phẩm báo chí. Hiểu điều ấy là một việc, song thực tế tác nghiệp, tôi và không ít đồng nghiệp đều loay hoay khổ sở với khâu hình ảnh.

Còn thương tre trúc sau vườn...

Theo dấu chân của những lớp người tiền nhân, nghề đan đát về với Cà Mau, cây tre, cây trúc cũng thành khoảnh, thành vườn, thân thuộc và đắc dụng chớ không còn mọc hoang tạp, vô năng. Nếu tính thời gian cũng đã hơn trăm năm. Ðiểm độc đáo của nghề đan đát ở Cà Mau là theo vùng, theo xóm, theo sự trao truyền, mỗi nơi có những sản phẩm đặc trưng, nổi danh riêng biệt. Như bên Thới Bình, nức tiếng nhất là mặt hàng mê bồ, cần xé; trong khi đó, miệt U Minh lại vang danh với những mặt hàng tinh xảo gia dụng như rổ, nia, sịa, sàng, thúng...