ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 21:05:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Báo Cà Mau Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLÐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu thập thông tin về người lao động (NLÐ), phối hợp với ngành công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu số hoá thị trường lao động.

Đến nay, toàn tỉnh đã thu thập thông tin gần 642 ngàn người từ 15 tuổi trở lên, cập nhật vào phần mềm quản lý lao động và được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gần 515 ngàn người.

Tổ thu thập thông tin lao động đến từng nhà dân để thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

TP Cà Mau là đơn vị dẫn đầu, đạt 99%. Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, cho biết, địa phương cần làm sạch dữ liệu gần 100 ngàn người, hiện có 15/17 đơn vị hoàn thành 100%. Ðể đạt được kết quả này, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ, như kiểm tra, hỗ trợ những đơn vị đạt thấp, để kịp thời tháo gỡ khó khăn; thành lập 2 nhóm Zalo gồm nhóm lãnh đạo UBND xã, phường và nhóm công chức thực hiện chính sách xã hội xã, phường để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc; phối hợp với công an đẩy nhanh tiến độ làm sạch dữ liệu.

Trước đây, việc quản lý lao động được các xã, phường, thị trấn thực hiện bằng hình thức thủ công, ghi vào sổ theo mẫu, rồi tiến hành lưu trữ, vì thế khó phát hiện lao động bị trùng lắp, cũng như việc cập nhật, nắm bắt tình hình lao động chưa kịp thời. Từ năm 2023, các xã, phường, thị trấn được tập huấn, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý lao động, từ đó công việc trở nên nhanh chóng, hiệu quả, quản lý lao động dễ dàng.

Lực lượng ấp, khóm sau khi đến từng hộ dân trên địa bàn thu thập thông tin về NLÐ sẽ đưa về xã, phường để người phụ trách tiến hành nhập liệu, chuyển sang công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ông Ðỗ Chí Dũng, công chức Văn hoá - Xã hội xã Ðịnh Bình, chia sẻ: “Năm 2024, phần mềm quản lý lao động được nâng cấp, giúp chúng tôi dễ dàng cập nhật thông tin lao động theo căn cước công dân, chứ không theo chủ hộ như trước đây. Phần mềm này còn giúp địa phương thuận lợi trong việc tính tỷ lệ lao động qua đào tạo, cũng như tỷ lệ các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp mỗi năm”.

Cơ sở dữ liệu về NLÐ bao gồm các thông tin cơ bản của người lao động, trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội của NLÐ... làm cơ sở quản lý lao động, thiết lập sổ lao động điện tử cho NLÐ, góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách về giải quyết việc làm, an sinh xã hội.

Bà Hà Hồng Ðượm, Phó chủ tịch UBND xã Ðịnh Bình, cho biết: "Ðịa phương đã nhập vào phần mềm quản lý lao động 3.434 người trong độ tuổi lao động từ 15-60 tuổi đối với nam, đến 55 tuổi đối với nữ, trừ những đối tượng là người cao tuổi. Việc quản lý lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp địa phương quản lý được người trong độ tuổi lao động có việc làm, không có việc làm, cũng như trình độ văn hoá, chuyên môn; trên cơ sở đó biết được đối tượng trong độ tuổi lao động có việc làm hay chưa có việc làm, đã được đào tạo nghề hay chưa để giới thiệu công việc phù hợp, phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc đào tạo nghề theo nhu cầu".

Bà Hà Hồng Ðượm kiểm tra việc nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý lao động.

Hiện tỉnh đã thực hiện đạt trên 80% việc xây dựng cơ sở dữ liệu về NLÐ. Ngành lao động - thương binh và xã hội đang khẩn trương phối hợp các huyện, thành phố tiếp tục thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin NLÐ một cách chính xác nhất, hoàn thành tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để xây dựng kế hoạch, chiến lược về lao động, việc làm, làm cơ sở hoạch định các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đồng thời hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm của địa phương./.

 

Mộng Thường - Hoàng Vũ

 

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Thông qua các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động (NLÐ) tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau, đã tạo thêm động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLÐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Học nghề sau bậc THCS, tại sao không?

Tại Cà Mau, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau bậc THCS đã có những tín hiệu khởi sắc. Học nghề sớm đã trở thành phương án phù hợp, và dần trở thành xu hướng lựa chọn chung của nhiều học sinh, phụ huynh.

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

Ðến thời điểm này đã có hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu lao động (XKLÐ). Ðây là tín hiệu đáng phấn khởi ở nửa chặng đường thực hiện Ðề án đưa người lao động (NLÐ) tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Hơn 600 lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm

Ngày 28/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho lực lượng lao động bị mất việc làm trở về địa phương, sinh viên và người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, với sự tham gia của 15 công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và du học.

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLÐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu thập thông tin về người lao động (NLÐ), phối hợp với ngành công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu số hoá thị trường lao động.

Hiểu đúng mình, chọn đúng ngành, nghề

Ðó là lời khuyên của các chuyên gia tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 (Chương trình) vừa được tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời). Chương trình thu hút đông đảo học sinh cả 3 khối lớp: 10, 11 và 12 của 5 trường THPT trên địa bàn huyện.

Cân nhắc “được - mất” khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chỗ dựa cho người lao động (NLÐ) những lúc rủi ro khi đang làm việc và lúc về già không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc gia tăng số người rút trợ cấp BHXH một lần là điều đáng lo ngại đối với hệ thống an sinh xã hội.

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Huyện Ngọc Hiển đang nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi ngành nghề cho các phương tiện khai thác thuỷ sản gần bờ, sử dụng ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt theo hướng vươn khơi và thu sản phẩm có giá trị kinh tế.

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên thời gian qua, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, đã có nhiều giải pháp thực hiện, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ðặc biệt, địa phương luôn quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Chuyển đổi nghề có khó?

Câu chuyện cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề nóng đối với tỉnh Cà Mau hiện nay, nguyên nhân chính là do tình trạng ngư dân khai thác ven bờ theo hình thức tận diệt tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với bà con sinh sống bằng nghề khai thác ven bờ, lâu nay vẫn là bài toán khó. Liên quan vấn đề này, chúng tôi tìm về địa phương có nhiều phương tiện khai thác ven bờ nhất khi xưa, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, để tìm hiểu câu chuyện chuyển đổi nghề của các hộ dân, xem có thật sự khó?.