ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:51:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Báo Cà Mau Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Một trong những hộ thực hiện mô hình hiệu quả là gia đình ông Vưu Minh Khánh và bà Nguyễn Thu Hà, ở ấp Tân Thành B, xã Tân Dân. Gia đình có gần 10 công vuông dành để nuôi tôm quảng canh và tôm công nghiệp. Thời gian gần đây, nguồn nước bị ô nhiễm nên nuôi tôm thất bát, vợ chồng ông Chánh cùng các con tận dụng phần đất còn lại hơn 500 m² làm vườn và trồng rau cải, cà chua trên giàn, dưới đất trồng ớt... theo phương pháp thuỷ canh và địa canh.

Niềm vui của vợ chồng ông Vưu Minh Chánh và bà Nguyễn Thu Hà trước thành quả mang lại.

Bà Hà cho biết, gia đình đã bỏ ra gần 70 triệu đồng để đầu tư mua ống nhựa, rọ, thùng xốp, khay nhựa, tấm cách nhiệt, lưới... làm giàn thuỷ canh. Phần kỹ thuật trồng rau do con trai của ông bà là anh Vưu Ra Rel đảm trách. Anh Gel từng học qua trung cấp nông nghiệp, nắm vững kỹ thuật nuôi trồng nên vườn rau thuỷ canh đạt năng suất cao hơn gấp đôi so với cách trồng theo kiểu truyền thống. Chỉ với vài trăm mét vuông đất nhưng lợi nhuận mang lại hơn 10 triệu đồng/vụ, đặc biệt là giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Anh Vưu Ra Rel chăm sóc vườn rau thuỷ canh sắp đến ngày thu hoạch.

 

Tham quan mô hình trồng rau thuỷ canh, chị Lê Thị Xuân Mai (bìa phải), Chủ tịch Hội LHPN huyện Ðầm Dơi, được anh Vưu Ra Gel giới thiệu về kỹ thuật trồng rau ăn lá cho năng suất cao hơn gấp đôi so với cách trồng truyền thống.

 

Bên trên trồng rau thuỷ canh, phía dưới là những chậu rau trồng theo phương pháp địa canh trong nhà lưới, tưới bằng hệ thống tưới nước phun sương nên rất tươi tốt.

 

 Rau thuỷ canh sau khi thu hoạch được chọn và phân loại trước khi đưa đến người tiêu dùng.

Chị Lê Thị Xuân Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Sử dụng rau sạch là nhu cầu tất yếu của mọi gia đình. Mô hình trồng rau thuỷ canh của bà Nguyễn Thu Hà trên vùng đất mặn Ðầm Dơi đã mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm diện tích và dễ dàng chăm sóc. Chúng tôi khuyến khích chị em phụ nữ phát triển, nhân rộng mô hình này để cung cấp nguồn rau sạch ra thị trường trong thời gian tới”.

 

Huỳnh Lâm

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.