ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 16:46:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức bật Tân Thuận

Báo Cà Mau (CMO) Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi) là xã vùng ven biển Ðông của tỉnh Cà Mau, có đường bờ biển dài trên 20 km với các cửa sông, biển lớn nhỏ như Gành Hào, Ấp Hạp, Giá Cao, Ðầu Già; có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế biển và nuôi thuỷ sản, đặc biệt là phát triển năng lượng điện gió cả trong bờ và ngoài khơi.

Từng là xã bãi ngang đặc biệt khó khăn, Tân Thuận được biết đến với nhiều cái nhất, như địa bàn rộng nhất, dân số đông nhất, đường đến trung tâm xã xa nhất của huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự đầu tư của Trung ương, của tỉnh và huyện về hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, với sự nỗ lực của Ðảng bộ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể xã và Nhân dân, diện mạo Tân Thuận đổi thay từng ngày.

Phát huy thế mạnh

Ông Hồ Quang Thuỳ, công chức phụ trách nông nghiệp xã, cho biết, toàn xã có diện tích hơn 105,37 km², với hàng trăm héc-ta mặt nước nuôi thuỷ sản truyền thống, trong đó có gần 100 ha nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao. Tân Thuận được Nhà nước quan tâm đầu tư về thuỷ lợi với 4 công trình cống ngăn mặn khép kín, thuộc Tiểu vùng 17 - Nam Cà Mau, đã ngăn được triều cường, điều tiết nguồn nước chống ngập úng, sạt lở, tạo thuận lợi cho nông dân nuôi trồng các loài thuỷ sản có giá trị cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như tôm, cua, hàu, sò huyết...

Nhờ biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tôm siêu thâm canh, nhiều hộ dân đã nuôi trồng rất thành công, đáng để nhân rộng toàn xã. Ðiển hình như ông Mã Văn Sua, ở ấp Thuận Hoà A, với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến gần 6 ha, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Nhờ chí thú làm ăn mà gia đình ông Sua có của ăn của để, sắm máy móc, xe ô-tô làm phương tiện giao dịch làm ăn. Hay mô hình trang trại hơn 2 ha nuôi tôm công nghiệp của gia đình ông Lưu Văn Cường, ở ấp Lưu Hoa Thanh, với vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Ông Cường nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, quy trình nuôi khép kín, môi trường nước được xử lý kỹ, quản lý được dịch bệnh nên tôm lớn nhanh. Ðặc biệt, do địa thế gần cửa biển Gành Hào, nên ông Cường xuất bán tôm sống (tôm ôxy) cho lãi cao so với bán tôm muối đá. Hiện tại, bình quân mỗi năm ông Cường lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương…

Tân Thuận không chỉ có nuôi tôm, mà còn có nhiều mô hình làm muối, nuôi hàu lấy thịt, nuôi cua đinh, ba ba gai, heo rừng và trồng hoa màu, đặc biệt là dưa hấu ở ấp Thuận Hoà A, muối ấp Lưu Hoa Thanh nổi tiếng nhất vùng.

Ðánh thức tiềm năng

Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khoá XII) về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tân Thuận được tỉnh Cà Mau chọn là địa phương để phát triển năng lượng điện gió.

Công trình điện gió Tân Thuận có công suất 75MW do Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Cà Mau (CMC) làm chủ đầu tư.

Ông Trần Việt Triều, Phó bí thư Ðảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết, cách đây 5 năm, đường giao thông bộ Tân Thuận còn rất nhiều cách trở, kinh tế địa phương phát triển chậm, đời sống người dân ven biển còn hết sức khó khăn. Vào thời điểm biển động, chính quyền phải hỗ trợ những hộ sống ven cửa biển, do bà con phải gánh chịu nhiều đợt triều cường, những con sóng cao vài mét ngày đêm đánh liên tiếp vào bờ làm xói lở cửa sông, cửa biển, nhà cửa dữ dội. Những năm gần đây, nhờ sự trợ lực của chương trình xây kè chống sạt lở của Chính phủ đầu tư, hạ tầng giao thông trên địa bàn từng bước được hoàn thành, làm cho diện mạo Tân Thuận đổi thay từng ngày. Ðặc biệt là dự án Nhà máy Ðiện gió Tân Thuận có công suất 75MW do Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Cà Mau (CMC) làm chủ đầu tư, được xây dựng trên khu vực từ cửa biển Ấp Hạp hướng ra biển Ðông, địa bàn do địa phương quản lý. Ðến nay, công trình đã lắp đặt thành công 18 trụ tua bin điện gió theo tiêu chuẩn châu Âu, với giai đoạn 1 (25MW) và giai đoạn 2 (50MW).

“Ðây là dự án quy mô lớn nhất từ trước đến nay nằm trên địa bàn của xã, đang chuẩn bị hoà mạng lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời tạo động lực để Cà Mau nói chung, huyện Ðầm Dơi và xã Tân Thuận nói riêng ngày một phát triển”, ông Trần Việt Triều nhấn mạnh.

Cũng theo ông Triều, địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp Tân Thuận, có diện tích 50 ha, là cụm công nghiệp sản xuất tập trung đa ngành nghề như chế biến thuỷ hải sản; giết mổ và chế biến thức ăn từ gia súc; gia công cơ khí, gia công ngành điện, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ và các ngành vật liệu xây dựng, nội thất; các ngành nghề sản xuất công nghiệp khác có tính chất thân thiện với môi trường... Dự báo khi đưa vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 7.000 lao động.

Chúng tôi đến Tân Thuận trong những ngày nắng gió, nhưng khi bước chân lên công trình bến lên xuống hàng hoá cửa Gành Hào, không khí trở nên thật dễ chịu. Gió từ biển lồng lộng thổi vào làm bao mỏi mệt vơi đi nhanh chóng. Ðiều chúng tôi cảm nhận là bộ mặt xã nghèo ven biển từng bước khoác lên mình chiếc áo mới. Diện mạo xã đổi thay rất nhiều, nhà cửa khu tái định cư khang trang hơn trước, đường thông suốt bởi con đường hành lang Ðông - Tây được nối liền, điện thắp sáng được đầu tư xây dựng… tạo bước nhảy vọt để địa phương phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ðứng trên bến hàng hoá Tân Thuận nhìn ra cửa biển Gành Hào, những con tàu ngoài khơi đang vào bến, ngoài xa là một công trình điện gió quy mô như cánh tay dài vươn ra biển lớn./.

 

Huỳnh Lâm

 

Công ty XHOME Sài Gòn thiết kế & thi công nội thất, xây dựngTham khảo Tiềm năng vô hạn

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau lần đầu có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.