ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 09:55:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tản Ðà - Người làm báo trăm năm

Báo Cà Mau (CMO) Khi còn là sinh viên Văn khoa, tôi say mê đọc Tản Ðà. Tích góp mãi, cuối cùng cũng tìm mua được bộ toàn tập Tản Ðà gồm 5 cuốn ở một hiệu sách cũ trên phố Ðinh Lễ. Rồi trong hành trang trở về quê hương Cà Mau, tôi mang theo 5 quyển sách quý ấy. Thú thật, trong 5 quyển sách công phu do Nguyễn Khắc Xương (con trai Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu) biên soạn, tôi chủ yếu đọc ở mảng văn thơ. Rồi duyên số, tôi gắn bó với nghề báo. Cũng từ đó, tôi chú tâm đọc Tản Ðà với tư cách một ký giả và chủ bút, thấy thú vị vô cùng. Tản Ðà và những đấng bậc cùng thời đã làm báo cách đây hơn trăm năm, nhưng tư cách, nhân cách, tài năng và những vấn đề báo chí được ông đặt ra vẫn thật sự rất giá trị đối với nghề báo ở thời điểm hiện tại.

Năm 1915, tức khi Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu 26 tuổi đã bắt đầu sự nghiệp báo chí với những bài đăng trên Ðông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh. Ký giả trẻ Tản Ðà nhanh chóng toả sáng, có chuyên mục riêng phụ trách ban đầu là “Một lối văn nôm”, sau chuyển đích danh là “Tản Ðà văn tập”. Ðến năm 1921, tức cách đây đúng 100 năm, Tản Ðà được mời về Tạp chí Hữu Thanh làm chủ bút. Chưa thoả chí, Tản Ðà sáng lập tờ An Nam Tạp chí, với vai trò chủ sự (ứng với chức danh Tổng biên tập như hiện nay - PV).

Tranh từ báo Ðại đoàn kết

Với tư cách một ký giả - nhà báo, Tản Ðà có bút lực khủng khiếp. Ông đồng thời cộng tác cho hàng loạt tờ báo đương thời như Ðông Pháp Thời báo, Sống, Văn học Tạp chí, Tiểu thuyết thứ Bảy, Thanh Nghệ Tĩnh, Phụ nữ Tân Văn, Phụ nữ Thời đàm. Báo chí, có thể khẳng định chiếm một phần quan trọng trong sự nghiệp Tản Ðà. Ông thuộc thế hệ các nhà báo tiền bối hồi đầu thế kỷ có nhiều đóng góp cho báo chí nước ta trên bước đường trưởng thành. Tư liệu về sự nghiệp báo chí của Tản Ðà, dù chưa được tập hợp đầy đủ trong quyển số 3 với độ dày gần 600 trang sách dày dặn, đã đủ sức minh chứng cho sự nghiệp báo chí lẫy lừng của ông. Nhà báo Tản Ðà đã sống một cuộc đời tận tuỵ, kiên trì, giàu nghị lực, tất cả vì sự nghiệp báo chí, vì tinh thần dân tộc của một nhà báo chân chính.

Chủ trương của Tản Ðà khi làm báo vừa rõ ràng, vừa nhân văn qua tự sự:

“Non sông thề với hai vai

Quyết đem bút sắt mà mài lòng son...

Doanh hoàn là cuộc đua chen

Rồng Tiên phải giống ngu hèn mà cam!” (Xuân Sầu).

Hình như người ta bắt gặp Tản Ðà ở nhiều hình dung khác nhau. Một nhà thơ khi cần thì say quên đời, sầu bất tận, một gã giang hồ trên thi đàn với cái ngông, cái kiêu bạt đã trở thành thương hiệu. Nhưng khi cần, lại có một nhà báo Tản Ðà minh triết, kế hoạch và cẩn trọng. An Nam Tạp chí nhiều lần sóng gió, đình bản rồi tái bản 6 lần trong 8 năm tồn tại kể từ khi ra đời tháng 7/1926. Mỗi lần tái bản, Tản Ðà với vai trò chủ sự, lại có những nhận thức mới mẻ, không ngừng cải tiến, đổi mới cả nội dung và hình thức tờ báo. Cách mà ông quản trị, vận hành tờ báo ở thời điểm cách đây ngót trăm năm, vẫn còn những bài học quý mà báo chí hiện nay đắc dụng.

Năm 1930, khi An Nam Tạp chí chuẩn bị tái bản trở lại, Tản Ðà có bài “Kính ngỏ cùng độc giả và chư vị”, trong đó phải kể đến mấy vấn đề chính: Làm sáng tỏ lại ý nghĩa của tên tờ báo là An Nam Tạp chí; vai trò của Tản Ðà trong hoạt động của tờ báo; việc toà soạn chỉnh đốn lại nội dung của tạp chí; việc tài chính của tờ báo; kêu gọi sự đóng góp bài vở của công chúng. Tản Ðà khẳng định: “Toàn thể quốc dân là chủ nhân tạp chí An Nam”, còn ông với vai trò chủ sự, có trách nhiệm để “tự coi như tên lính đội tiền phong, dạ sắt son, ngọn cờ phất thẳng trông đường tiến thủ”.

Ðiều đáng chú ý, trong An Nam Tạp chí, Tản Ðà đã chủ trương mở các mục “Xã hội thiển đàm”, “Xã hội ba đào ký” là những chuyên mục mang tính hiện thực cao. Ðây cũng là những chuyên mục hiện thực - xã hội đầu tiên xuất hiện trên báo chí nước ta đi sâu vào những chuyện đời thường, những vấn đề mang tính thời sự. Thành tựu này của An Nam Tạp chí, với vai trò thủ lĩnh của Tản Ðà cho thấy nhận thức và hoạt động báo chí chuyên nghiệp, tân tiến ở thời điểm cách đây ngót trăm năm. Bóng dáng của những chuyên mục ấy vẫn hiện hữu và có thể nói là căn cơ của tất cả những tờ báo hiện đại ngày nay, có khác chăng là tên gọi.

Tản Ðà là nhà báo chân chính, và đạo đức báo chí cũng là điều ông dùng cuộc đời mình để chứng minh. Ông cấm kỵ nhất là việc “lạm dụng công quyền của báo quán mà mưu đồ sự tiện lợi về phần riêng”. Phẩm giá của người làm báo là điều mà Tản Ðà trân quý nhất, giữ gìn kỹ lưỡng nhất. Thế nên, dù đời tư có lận đận, truân chuyên, Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu vẫn đau với nỗi đau thời cuộc, buồn nỗi buồn thời cuộc, sống khí tiết thanh cao. Với Tản Ðà, báo chí là nghề và nghiệp, mưu lợi vật chất chỉ là chuyện phù phiếm, giá trị của báo chí nằm ở mục tiêu cao cả là “sự tiến thủ của quốc dân”, của tương lai nòi giống Rồng Tiên.

Cuộc đời Tản Ðà đầy giai thoại, vinh quang trong sự nghiệp nhưng đầy sóng gió trong cảnh riêng. Với tư cách một nhà báo chân chính, vượt qua thử thách nghiệt ngã của thời gian - không gian, ông đã để lại cho đời những tác phẩm báo chí, cách làm báo chí, quan niệm về báo chí vẹn nguyên giá trị. Mượn hai câu thơ của ông để nhớ về ông, Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu - Người làm báo trăm năm và vĩ thanh vang vọng:

“Báo An Nam sống cùng người An Nam!

Sông Ðà non Tản nghìn năm!”

 

Phạm Nguyên

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.