ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 21-2-25 17:25:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Báo Cà Mau Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Trồng hoa màu trên đất mặn đã khó, việc trồng trong mùa nắng, thiếu nước tưới lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo những nông dân cần cù, chịu khó thì việc trồng hoa màu trong mùa nắng hiệu quả hơn mùa mưa, thu nhập cao hơn.

Hộ bà Phạm Thị Gọn, 73 tuổi, ở ấp Thanh Ðạm B, thị trấn Cái Ðôi Vàm là điển hình. Gần 20 năm nay, bà Gọn tận dụng khoảng 500 m2 đất quanh nhà để trồng các loại hoa màu nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Ðây là mô hình chính giúp gia đình ổn định cuộc sống.

Với mô hình trồng màu, mỗi năm gia đình bà Gọn thu nhập từ 50-70 triệu đồng.

Với mô hình trồng màu, mỗi năm gia đình bà Gọn thu nhập từ 50-70 triệu đồng.

Bà Gọn chia sẻ: “Các loại hoa màu được trồng chủ yếu là cải xanh, xà lách, rau muống, rau thơm, hành, hẹ... Các loại rau cải thu hoạch bán hằng ngày, do gần chợ thị trấn Cái Ðôi Vàm nên thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán. Hơn nữa, tâm lý người tiêu dùng cũng thích các loại rau cải sản xuất tại chỗ hơn là ở nơi khác đến, nhiều người dân đến tận nhà  tôi mua rau”. Với hình thức canh tác nối đuôi, mỗi tháng gia đình bà Gọn thu nhập từ 5-10 triệu đồng, giúp gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Ông Trần Hữu Nghị, Phó chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cái Ðôi Vàm, cho biết: “Gia đình bà Phạm Thị Gọn cần cù trong lao động sản xuất, thực hiện mô hình trồng màu mang lại hiệu quả khá cao. Thời gian tới, Hội Nông dân khuyến khích nhân rộng mô hình này nhằm tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình”.

Trồng hoa màu trong mùa nắng là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy tốn nhiều công sức trong việc chăm sóc, tưới nước, nhưng bù lại hoa màu phát triển tốt, cho năng suất cao và bán được giá./.

 

Phan Anh

 

Tăng thu nhập nhờ trồng màu mùa khô

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập; từ đầu năm đến nay, huyện đã vận động trồng được gần 80 ha hoa màu các loại. Nhiều hộ tuy ít đất nhưng vẫn tích cực thực hiện, thu nhập mỗi năm từ 30-100 triệu đồng.

Lúa sinh thái, lúa hữu cơ - Hướng đi dài cho nông nghiệp xanh

Những năm gần đây, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ đang được nhiều hợp tác xã (HTX), nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng, góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo dòng sản phẩm sạch, hiệu quả cao.

Tăng thu nhập nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Với mục đích liên kết để tiêu thụ sản phẩm cũng như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển đã thành lập Tổ hợp tác (THT) Tôm khô sạch - mắm tôm - khô bổi. Qua một năm hoạt động, THT đã hoạt động hiệu quả.

Nông dân 4.0

Mạng Internet đang là công cụ đắc lực của nông dân trong sản xuất cũng như phát triển bán hàng. Những nông dân 4.0 không chỉ sản xuất hàng hoá mà còn là người bán hàng giỏi, chủ động hơn trong nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả, hạn chế thấp nhất tình trạng bị thương lái ép giá.

Cải thiện thu nhập từ nghề đan lục bình

Là xã vùng ven của TP Cà Mau, kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nên thời gian nhàn rỗi của hội viên phụ nữ xã khá nhiều. Ðể giúp chị em giải quyết thời gian nhàn rỗi, có thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần cùng địa phương giải quyết việc làm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ðịnh Bình liên kết hỗ trợ chị em thực hiện mô hình đan lục bình gia công.

Tự hào nông sản xã Lý Văn Lâm

Với vị ngon riêng biệt, dưa hấu Lý Văn Lâm và sản phẩm gạo sạch Ông Muộn ngày càng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Ðể thương hiệu được vươn xa, xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hướng đến thị trường phát triển bền vững.

Khá lên nhờ chuyển đổi phù hợp

Luân canh lúa - tôm thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, hình thành vùng chuyên canh lúa - tôm quy mô lớn đã mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, giúp nhiều nông dân xã Khánh Thuận, huyện U Minh đổi đời, vươn lên khá giàu.

Chăm sóc vườn cây ăn trái mùa khô

Những năm gần đây, nông dân huyện Trần Văn Thời cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái, như: bưởi da xanh ruột hồng, cam, mít, táo... cho thu hoạch nhiều vụ trong năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mùa khô, nông dân chủ động các giải pháp chăm sóc, tưới tiêu, bảo vệ vườn cây an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng trái.

Phát triển bền vững tôm siêu thâm canh

Ngay sau Tết, nông dân huyện Cái Nước bắt tay vào công việc thường nhật, kỳ vọng năm mới sẽ tiếp tục gặt hái thành công trong nuôi thuỷ sản với loại hình nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ứng dụng chế phẩm sinh học. Từ đó, tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng và đạt chứng nhận ASC nhằm gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững loại hình nuôi tôm STC trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Niềm vui chuyến biển đầu năm

Những ngày vừa qua, các phương tiện hành nghề câu mực ở cửa biển Khánh Hội ra khơi trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cập bến. Thời tiết thuận lợi, hầu hết các phương tiện khai thác trong chuyến biển này đều trúng đậm, cộng với giá mực cao và ổn định nên các chủ phương tiện đều có lãi khá. Ðây không chỉ là tín hiệu vui mà còn là động lực cho ngư dân miền biển bước vào năm mới với niềm tin thắng lợi.