ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:34:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập từ ngó sen

Báo Cà Mau Hơn 8 giờ sáng, anh Nguyễn Hoàng Vũ (quê huyện Thới Bình, hiện đang ở trọ tại Phường 9, TP Cà Mau) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân đã thu hoạch được hơn 10 kg ngó sen, mang đi giao cho vựa tại Phường 7, giá 30 ngàn đồng/kg. “Các vựa khác gọi điện giao 20 kg nữa, phải nhổ thêm, tuy cực nhưng hôm nay thu nhập nhiều hơn”, anh Vũ vui vẻ chia sẻ.

Tận dụng đầm nước tự nhiên trong Khu đô thị Ðông Bắc (Phường 5, TP Cà Mau) chưa được Nhà nước sử dụng, anh Vũ trồng sen từ hồi đầu năm, nay sen đã có ngó, cho thu hoạch liên tục, mang lại nguồn thu nhập khá. Anh Vũ cho biết: "Có khi mối cần số lượng nhiều thì thu nhập khoảng 1 triệu đồng. Việc trồng và chăm sóc sen lấy ngó không tốn nhiều sức cũng như chi phí chăm bón, chỉ hơi cực trong quá trình lấy ngó, vì phải trầm mình nhiều giờ dưới nước, lần mò tìm ngó dưới bùn, làm sạch ngó...".

Để thu hoạch được ngó sen, phải dầm mình dưới nước nhiều giờ liền, lần tìm ngó sen dưới bùn. Những khi mưa nhiều, mực nước sâu, phải lặn mò mới tìm được ngó.

Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm ngay gốc của cây sen. Ngó sen là nguyên liệu sạch, được chế biến kết hợp cùng các loại thực phẩm khác để tạo nên những món ăn ngon, bổ dưỡng, đẹp mắt, từ bình dân trong bữa ăn hằng ngày đến cao cấp trong đám tiệc, làm phong phú thêm cho ẩm thực Việt.

Ngó sen là phần non nhất của cây sen đang phát triển, nằm sâu dưới bùn. Phải có kinh nghiệm mới biết bụi sen có ngó hay không và vị trí cần mò tìm. Dù nằm sâu dưới bùn nhưng khi mang lên khỏi mặt nước và rửa sạch thì ngó sen trắng nõn.

 

Sau khi nhổ, ngó sen được gom lại, làm sạch lớp phèn bám bên ngoài, giũ sạch nước ngấm bên trong...

 

.... sau đó được buộc lại thành từng bó khoảng 1 kg.

 

Với công sức mò tìm của 2 người trong khoảng 3 giờ, cho thu hoạch trên 10 kg (kể cả công đoạn làm sạch), vợ chồng anh Vũ thu nhập trên 300 ngàn đồng.

 

Trần Nguyên thực hiện

 

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phát triển kinh tế đêm cần cơ chế đặc thù

TP Cà Mau là đô thị trung tâm của tỉnh, thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi đến tham quan, trải nghiệm ẩm thực đường phố, các chương trình nghệ thuật... Ðề án phát triển kinh tế đêm tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sẽ là động lực để TP Cà Mau phát triển kinh tế.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.