ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung phát triển thế mạnh địa phương

Báo Cà Mau Tập trung chuẩn hoá sản phẩm mới, nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, Chương trình OCOP đã góp phần quan trọng xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản của huyện Phú Tân. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, tăng thu nhập cho người dân.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, người dân huyện Phú Tân kịp thời nắm bắt xu thế, quyết tâm đưa các sản phẩm đặc trưng của địa phương “lên sàn” OCOP.

Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, huyện Phú Tân phát triển đa dạng sản phẩm OCOP.

Hiện, Cơ sở bánh phồng tôm Thanh Ngọc, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, đang hoàn thiện các thủ tục, phấn đấu đưa sản phẩm này đạt chuẩn OCOP trong năm nay. Anh Nguyễn Ðịnh Thanh, chủ thể, chia sẻ: “Thuận lợi là nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương với giá cả phù hợp, sử dụng tôm còn tươi nên chất lượng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng. Ðiều thuận tiện nữa, đây là khu vực nông thôn, không gian rộng rãi, phơi bánh rất tốt”.

Hiện nay, mỗi tháng Cơ sở bánh phồng tôm Thanh Ngọc xuất bán từ 200-400 kg bánh, lợi nhuận từ 6-10 triệu đồng. Anh Thanh luôn tìm hiểu, học hỏi các phương pháp, kỹ thuật làm bánh để vừa chất lượng, vừa mang đặc trưng riêng. Tôm được chọn làm bánh là tôm sú, tôm đất, tôm thẻ tươi được thu mua tại địa phương. Sau khi bánh được tráng, hấp chín thì đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, vì vậy bánh vừa giữ được màu sắc tự nhiên, vừa tạo hương vị thơm ngon.

Tổ trưởng Tổ tư vấn giúp việc 1208 kiểm tra sản phẩm bánh phồng tôm Thanh Ngọc.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có 9 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là nước mắm Ngọc Trân, thị trấn Cái Ðôi Vàm; 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, gồm: chả cá thu và cá đù ướp sả nghệ của Hợp tác xã (HTX) Nước mắm Ngọc Trân; ruốc sấy của HTX Hương Biển, thị trấn Cái Ðôi Vàm; chả cá phi viên của HTX Hưng Hiệp Tiến, xã Tân Hưng Tây; khô cá phi 1 nắng của HTX Tân Thuận Thành, xã Phú Thuận; ba khía muối của hộ kinh doanh Nguyễn Hoàng Hổ, xã Phú Tân; chả lụa Hoàng Phát của hộ kinh doanh Lưu Văn Phiệt, xã Việt Thắng; tôm khô của hộ kinh doanh Cao Ngọc Bích, xã Phú Mỹ.

Năm 2024, huyện Phú Tân đưa vào kế hoạch phát triển thêm 11 sản phẩm mới, bao gồm: cá đù 1 nắng, cá phi phi lê, chuối sấy, sò huyết đóng hộp, bánh bột đậu, bánh phồng tôm, chả cá phi viên, chả cá măng, yến sào, mắm ruốc và rượu nếp sữa.

Ông Lê Minh Quốc, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Tổ trưởng Tổ tư vấn giúp việc 1208, cho biết: “Ðến thời điểm này, Phòng đã tiếp nhận hồ sơ 4 sản phẩm của 3 chủ thể là sản phẩm chả cá kiềng, chả cá viên của HTX Hưng Hiệp Tiến; bánh phồng tôm Thanh Ngọc và sản phẩm rượu nếp sữa Tân Hải. Tổ tư vấn giúp việc đã kiểm tra tại cơ sở, kiểm tra hồ sơ và đánh giá, chấm điểm các sản phẩm, cả 4 sản phẩm trên đều đủ điểm để đề nghị về trên. Ðồng thời, tham mưu với Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện sẽ tổ chức họp, đánh giá để công nhận các sản phẩm trên đạt chuẩn OCOP 3 sao theo quy định”./.

 

Anh Phan

 

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phát triển kinh tế đêm cần cơ chế đặc thù

TP Cà Mau là đô thị trung tâm của tỉnh, thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi đến tham quan, trải nghiệm ẩm thực đường phố, các chương trình nghệ thuật... Ðề án phát triển kinh tế đêm tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sẽ là động lực để TP Cà Mau phát triển kinh tế.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.