ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 13:10:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết Ất Tỵ năm ấy

Báo Cà Mau Ðêm cuối năm, ngồi nhà cũng biết các nước Ðông Nam Á họ đón Tết ra sao, cũng được xem bắn pháo hoa, được tận mắt nhìn Chủ tịch nước đọc thư chúc Tết. Thời 4.0 là thế. Lại nhớ, lại thương ông bà, cha mẹ, thương những bậc tiền nhân ngày ấy, cả xóm tôi chỉ có một cái radio, mà phải canh lính, lén bắt để được nghe Bác Hồ đọc thư chúc Tết.

Tết Ất Tỵ lại đến! Những ngày giáp Tết, xóm tôi nhà nào cũng tất bật mua sắm. Có khi cũng chẳng cần đi chợ, chỉ một cú điện thoại, mọi thứ sẽ giao tận nhà. Thời chuyển đổi số mà, nhìn các bà nội trợ thảnh thơi dạo chợ mua sắm Tết, tôi chợt nhớ về má, về những cái Tết xưa...

Gói bánh tét ngày Tết là nét đẹp truyền thống được nhiều gia đình gìn giữ, lưu truyền.

Gói bánh tét ngày Tết là nét đẹp truyền thống được nhiều gia đình gìn giữ, lưu truyền.

Cũng Tết Ất Tỵ, cái Tết cách đây 60 năm, đồn bót giặc đóng giăng giăng, bước ra khỏi nhà là thấy lính đồn. May mà lính đồn Cái Giữa xóm tôi cũng hiền lành, dân làm gì mặc kệ, chúng chẳng ngó ngàng. Chú Út tôi làm cán bộ nên phải lén về nhà. Xóm tôi lúc ấy chỉ vài chục nóc nhà, toàn là con cháu ruột của nội tôi, vì đây là vùng đất do nội dẫn đám con vào khai phá rồi chia cho mỗi người một phần để định cư. Tết Ất Tỵ năm đó, nội tôi ra đi đã được 10 năm, bà là người cuối cùng thuộc thế hệ ấy ra đi. Nếu tính, thì bác Bảy tôi là con trai cả, từ thứ Hai đến thứ Sáu toàn là gái, nhưng bác tôi lại ở xa nên ba tôi phải đảm nhận vai trò trưởng chi nhánh để lo Tết nhất. Theo quy ước của gia đình, con trai, cháu nội, 30, mùng Một Tết phải tụ họp về nhà nội để lo cúng gia tiên. Má tôi đương nhiên phải đảm nhận vai trò dâu trưởng; làm bánh gì, nấu thứ gì, quy mô ra sao... bà tính rồi xin ý kiến mấy cô tôi, hướng dẫn mấy thím, mấy chế tôi làm.

Tôi nhớ, năm nào má cũng dệt mấy đôi chiếu mới để trải Tết và phơi bánh phồng. Tết Ất Tỵ năm đó, má dệt thêm một đôi chiếu bông ngắn để trải giường thờ nội (ngày xưa, sau bàn thờ chính có đặt một cái bàn thấp hơn, gọi là giường thờ, để vong linh ông bà nghỉ ngơi). Ðầu tháng 12 âm lịch, ba tôi gặt nếp đem về, má tôi loại bỏ những bông lúa lộn, rồi đạp bằng chân, nhằm tránh bị lẫn những hạt lúa rơi rớt trên sân. Số nếp này được xay, giã bằng tay để tránh lẫn với gạo.

 Khoảng 23, đưa ông Táo xong thì má ngâm nếp chuẩn bị quết bánh phồng. Một phần làm để ở nhà, một phần đem qua nhà lớn cúng ông bà và đãi khách. Nửa đêm 25 hoặc 26 Tết là những nồi xôi của má và mấy thím đã chín, họ bắt đầu đổ xôi vô cối đá, thay nhau quết, xong đem cán thành những cái bánh tròn rồi phơi lên mấy chiếc chiếu mới đã được giặt sạch sẽ từ trước. Khoảng 28, 29, họ gói bánh tét. Mỗi nhà vài chục đòn, họ vần công nhau, kẻ gói, người buộc vui lắm. Bánh tét thường được luộc vào ban đêm. Ban ngày các bà còn tranh thủ làm nhiều loại bánh mứt khác. Má tôi hay làm bánh thửng, bánh bò bông để trưng bàn thờ nội. Các loại bánh như bông lan, bánh men, kẹp cuốn, mứt gừng, mứt bí đao, mứt dừa... thì để đãi khách. Ba ngày Tết, tới nhà ai, chỉ cần nhìn bánh mứt trưng trên bàn thờ và những loại bánh gia chủ đãi khách là biết được sự khéo léo của các bà, các cô.

Gần Tết, cô Tư tôi thường nhắc em dâu: gạo phải đầy khạp, muối đầy hũ, nước đầy lu. Trong nhà còn phải có nồi thịt kho tàu, hũ dưa cải. Ba ngày Tết mà mấy thứ này không đầy đủ thì nhà sẽ bị thiếu hụt quanh năm. Cô cũng nhắc, ngày cuối năm phải dọn dẹp, giấu hoặc đốt đi những cây chổi cùn, cái mo hốt rác cũ để tránh bị bọn trộm lấy, vì nếu bị trộm những vật này, năm đó coi chừng bị trộm quét sạch của cải...

Ngày cuối năm, các gia đình nhỏ dẫn con, dâu, cháu... về tụ họp ở nhà nội. Ngày xưa, con gái gả đi thì ngày mùng Hai Tết mới được về nhà mẹ ruột, nhưng con gái của nội tôi toàn là gả bắt rể nên ngược lại các cô luôn có mặt ở nhà nội từ 25 cho đến hết mùng Một mới gồng gánh về nhà chồng. Năm nào cũng vậy, cô Tư với má tôi lo chuẩn bị cỗ để cúng rước ông bà, còn ba tôi với chú Mười thì sửa soạn nhà cửa, trang trí bàn thờ, mấy chị của tôi thì cắt bông giấy đủ màu sắc, dùng dây xâu lại để treo trong nhà cho đẹp. Tới khi mâm cỗ dọn lên thì mọi việc cũng xong xuôi, cây tre cao lêu nghêu chú Út dựng lên tự bao giờ. Trên ngọn cây chú treo những mảnh vải đủ màu, trông rất đẹp mắt, còn có chiếc chuông gió chú tự làm bằng những lóng trúc đong đưa, kêu leng keng trong gió rất vui tai...

 Ðêm cuối năm là đêm mà bọn trẻ chúng tôi vô cùng háo hức. Ngồi bên đống lửa hồng chờ người lớn nướng bánh phồng, những chiếc bánh nóng hôi hổi, cắn một cái nghe thơm phưng phức, giòn tan trong miệng. Ba tôi với mấy chú thì ngồi uống trà, nói chuyện đông tây kim cổ chờ đón giao thừa.

Sáng mùng Một Tết, bọn trẻ chúng tôi xúng xính trong bộ đồ mới, rồng rắn kéo nhau theo sau cha mẹ tập trung về nhà nội để thắp nén hương đầu năm, ăn bữa cơm Tết rồi người lớn thì đi chúc Tết xóm làng. Cứ mỗi nhà một vài ly rượu, đến chiều thì cánh đàn ông đã say mèm. Còn bọn trẻ con chúng tôi thì được tự do ăn uống, tha hồ thưởng thức những món ngon mà mỗi năm chỉ ăn được một lần. Cái khó cho bọn trẻ chúng tôi là nhiều thứ phải kiêng cữ. Mấy cô tôi khó lắm, nhất là cô Hai, thấy đứa nào chạy nhảy hay bẻ nhánh cây, bắt chuồn chuồn là cô chửi té tát. Cô bảo, cái cây, con vật đều phải ăn Tết, không được bắt, bẻ. Còn chạy nhảy, rượt đuổi sẽ động đất đai, năm đó cả họ sẽ bị quở trách làm ăn không khá được... Rồi nhà cửa, sau những đợt khách khứa ăn uống, mấy bà chỉ được quét rác vào một góc, đợi mùng Ba cúng tất xong mới được hốt đổ đi.

Ấy vậy mà đã 60 năm, thế hệ của cha mẹ, các cô tôi bây giờ chẳng còn ai. Chúng tôi, những đứa nhỏ năm nào rồng rắn chạy theo người lớn, nay đều bước sang tuổi “xưa nay hiếm”.

Tết Ất Tỵ lại đến, một cái Tết đủ đầy, bình yên./.

 

Huyền Linh

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.