ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-1-25 21:04:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hương xưa xóm Mũi

Báo Cà Mau Dòng người về Mũi Cà Mau, chiêm ngưỡng chóp đất thiêng liêng ở địa đầu cực Nam Tổ quốc, hẳn nhiên còn muốn biết nhiều hơn về vùng đất, con người xứ sở kỳ diệu này. Bởi ở đây đâu chỉ có đước, mắm, sông biển, phù sa mới "biết đi", nguồn thuỷ hải sản đặc trưng dồi dào... mà còn có lớp lớp con người với tính cách phóng khoáng, nghĩa nhân, can trường và đầy ắp những ước mơ, hoài bão để khai khẩn, gìn giữ, gầy dựng một vùng đất riêng có, duy nhất cả về vị trí địa lý và bản sắc văn hoá.

Chúng tôi tìm gặp ông Ba Công (Huỳnh Thành Công), nay 81 tuổi, dân cố cựu ở ấp Mũi, tìm lại dấu xưa của tiền nhân theo hành trình mở đất. Ông Ba Công đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin quý giá, những điều ít ai biết về quá trình hình thành làng xóm và từng giai đoạn phát triển của xóm Mũi. Có những điều ông được tiền nhân kể lại, có những điều ông là chứng nhân, nhưng cũng đủ để phác hoạ lại một vóc dáng, một khí phách và nét duyên lạ của vùng đất, con người nơi đây.

Ông Ba Công thuật rằng: “Thời trước ở đây chỉ có rừng, biển. Những người đầu tiên đến đây chọn nghề biển để mưu sinh. Phía Rạch Mũi ăn thông ra biển hiện nay trước đây là gò đất phù sa bồi tụ. 7 hộ dân đầu tiên của xóm Mũi này đốn cây làm cột đáy kéo ra biển, riết rồi thành một lạch nước nhỏ. Theo dấu đó, cư dân về ở ngày càng đông đúc, làng xóm hình thành, tựa rừng, nương biển truyền đời sinh sống”.

“Cái tên xóm Mũi được ông bà xưa gọi dân dã, lâu dần thành danh. Thì ở đây là mũi đất chóp cùng nhô ra biển rồi còn gì. Nhưng phải đến đầu thời kỳ chống Mỹ, ấp Mũi mới là một ấp chính thức theo tên gọi hành chính của cả phía cách mạng và chính quyền Diệm”, ông Ba Công vừa nói vừa minh chứng bằng những ghi chú đánh dấu cẩn thận trong sách lịch sử và từ những dòng ghi chép trong cuốn sổ tay nhỏ.

Ấp Mũi bấy giờ là 1 trong 12 ấp thuộc xã Viên An (mật danh Năm Viên), huyện Ngọc Hiển (mật danh Tư Kháng). Trong giai đoạn này, có mấy chuyện khiến ông Ba Công hết sức tự hào: “Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, rồi sự kiện 200 ngày đêm tập kết ra Bắc, cố Tổng bí thư Lê Duẩn (Bí thư Xứ uỷ lúc ấy - PV) đã bí mật ở lại với cách mạng miền Nam. Chính ở vùng Mũi - Khai Long này, năm 1955, với sự che chở, cưu mang của bà con chí cốt cách mạng, như gia đình ông Ba Pháo, ông Hắc Hổ và nhiều người khác, ông Ba Duẩn được đảm bảo tuyệt đối an toàn”.

Nghề vá lưới của phụ nữ vùng biển. Ảnh: TRẦN TRỌNG THẮNG

Nghề vá lưới của phụ nữ vùng biển. Ảnh: TRẦN TRỌNG THẮNG

Cũng từ hiện thực cuộc tranh đấu với kẻ thù mới, ý tưởng về con đường cách mạng miền Nam đã được ông Ba Duẩn hình thành, nung nấu ngay những ngày ở Mũi Cà Mau. Không lâu sau đó, cũng tại Cà Mau, ông Ba Duẩn đã viết những dòng sơ thảo đầu tiên và tiếp đó là sự ra đời của bản “Ðề cương cách mạng miền Nam”, là tiền đề để Trung ương Ðảng ban hành Nghị quyết 15, xác định rõ con đường tiến lên và toàn thắng của cách mạng miền Nam.

Ngó sang anh Nguyễn Trung Thành, Trưởng ấp Mũi, cùng đi với chúng tôi, ông Ba Công kể tiếp: “Tổ đảng đầu tiên ở ấp Mũi do ông nội của cháu Thành làm Tổ trưởng, là ông Nguyễn Văn Nhạc, bí danh Mười Gương. Gương nghĩa là gương mẫu, đi đầu hết thảy trong đời sống, công tác và tấm lòng tận trung, tận hiến với cách mạng”.

Theo ghi chép cẩn thận của ông Ba Công, năm 1959, cách mạng chủ trương huy động bà con đào tay một con rạch mới để tạo điều kiện cho người dân sinh nhai, cũng như mở đường máu đảm bảo an toàn cho lực lượng cách mạng. Con rạch dài 1.350 thước, nối ấp Mũi thông ra biển đã được hình thành và tồn tại cho đến nay.

Cũng từ những chiến công lẫy lừng ở xứ Mũi này đã gợi cảm hứng cho cố Soạn giả Trọng Nguyễn viết lên những lời ca tha thiết, tự hào trong bài vọng cổ “Quê anh, quê em”: Kể tiếp đi anh, chuyện đánh tàu bằng ghe biển/Của quê anh, vùng sông nước em yêu... Ông Ba Công khẳng định: “Chuyện đánh tàu giặc bằng ghe đi biển chính là người thật, việc thật ở vùng Mũi này, lịch sử còn ghi lại đó. Ở đất này, người nối người, thế hệ nối tiếp thế hệ trọn lòng theo Bác Hồ, theo Ðảng, theo cách mạng”.

Và xứ Mũi còn có những mạch nguồn thao thiết chảy mãi, với vẻ đẹp được lưu giữ trong tình người, hồn đất trăm năm. Anh Nguyễn Văn Thành, một trong những người còn giữ lại nếp nhà không cửa như cha ông thời trước, chia sẻ: “Bây giờ còn ít nhà không cửa lắm. Chớ cách đây cỡ 20 năm, xứ này cất nhà thì không có cửa đâu. Cái này là cái riêng, cái lạ của xóm Mũi à nghen!”.

Anh Trưởng ấp Mũi nói với chúng tôi: “Bà con mình nghĩ thoáng lắm, “ăn nhiều chớ ở bao nhiêu”, gia đình khấm khá lắm chớ, nhưng cái nhà cứ đơn giản, lộng gió vậy đó. Khách tới thì không cần réo gọi. Nhà ai có công chuyện thì cả xóm tề tựu để san sẻ, phụ giúp. Còn bây giờ nhà cửa cất mới đa phần đã có cửa, nhưng cũng chủ yếu trang trí cho hợp thời, hợp cảnh để xây dựng diện mạo nông thôn mới, chớ không mấy ai bận tâm chuyện kín cổng, cao tường. Ở đây, tánh ăn, nết ở của bà con vẫn được gìn giữ vẹn nguyên như hồi trước vậy”.

Những đổi thay của đời sống mới bừng lên ở Mũi Cà Mau. Chị Cao Thị Nữ, dân ấp Mũi, nay đã thành thạo với việc làm dịch vụ phục vụ du khách xa gần khi về Ðất Mũi. Không chỉ là sinh kế, chị Nữ cho biết: “Bà con ấp Mũi làm du lịch luôn luôn ý thức về chuyện gìn giữ uy tín, hình ảnh và cung cách ứng xử với du khách. Mỗi người đều góp phần mang những nét đẹp, niềm tự hào của quê hương lan toả đến khắp nơi”.

Chị Cao Thị Nữ cùng nhiều bà con ấp Mũi đã quen với việc làm dịch vụ phục vụ du khách với những sản vật đặc trưng nổi tiếng của xứ sở. Ảnh: QUỐC RIN

Chị Cao Thị Nữ cùng nhiều bà con ấp Mũi đã quen với việc làm dịch vụ phục vụ du khách với những sản vật đặc trưng nổi tiếng của xứ sở. Ảnh: QUỐC RIN

Xa hơn, du lịch Mũi Cà Mau tính toán hướng đến việc hình thành làng văn hoá - du lịch, mà trong đó, những tài nguyên về thiên nhiên, văn hoá và con người vùng Mũi sẽ chắp cánh cho một điểm đến hấp dẫn, thiêng liêng mà du khách khó lòng bỏ qua khi về với Cà Mau.

Trong chuyến về thăm, dự Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân của ấp Mũi mới đây, Tổng bí thư Tô Lâm đã mượn câu hát “về để nói với nhau mấy lời” trong nhạc phẩm “Áo mới Cà Mau” của Nhạc sĩ Thanh Sơn để ghi nhận những thành tựu phát triển và những gởi gắm, kỳ vọng; vạch ra những thông điệp quý giá cho tương lai phát triển của nơi đây. Hương sắc xưa - sức vóc hôm nay của ấp Mũi rộn vang những miền nhớ thương và vẫy gọi...

 

Bút ký của Phạm Quốc Rin

 

Thị trấn mang tên một dòng sông

Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài cuối: Cần giải pháp căn cơ

Sản phẩm OCOP và các dự án khởi nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nhằm hướng đến việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, tỉnh đã xác định nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hỗ trợ chủ thể OCOP từ việc hình thành, nâng hạng sản phẩm đến tiếp cận thị trường.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo

Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà tỉnh quan tâm hàng đầu và chỉ đạo sát sao trong những năm qua. Bằng những quyết sách thiết thực, sự huy động sức mạnh tổng hợp từ Mặt trận, đoàn thể, các cấp, các ngành, địa phương; bằng những giải pháp sinh kế hỗ trợ đúng, trúng, kịp thời, đã cơ bản giải được bài toán thoát nghèo và câu chuyện tái nghèo.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo - Bài cuối: Tăng cường phối hợp, ngăn chặn tái nghèo

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước; theo đó, tỉnh chỉ đạo kỳ quyết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài 2: Nhiều khó khăn của chủ thể

OCOP và khởi nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và mỗi câu chuyện sản phẩm lại mang đến nhiều suy ngẫm cho cơ quan quản lý hỗ trợ vượt khó.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức

Thời gian qua, các ngành, các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ khởi nghiệp gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển sản phẩm OCOP và khởi nghiệp.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.