ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:57:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Báo Cà Mau Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan; nhất là vào cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng gay gắt làm cho nhiệt độ và độ mặn trong vuông tôm thường xuyên tăng lên rất cao, ảnh hưởng đến tôm nuôi. Cụ thể mùa khô năm nay, nắng nóng gay gắt kéo dài, khiến độ mặn trong vuông tôm hầu hết bà con nông dân tăng lên từ 30-40%o, trong khi đó độ mặn thích hợp cho tôm nuôi phát triển dao động từ 5-25%o. Thêm vào đó, cứ đến cao điểm mùa khô, thuỷ triều trên sông luôn hạ thấp, mực nước trong vuông tôm chỉ duy trì từ 30-40 cm, tôm nuôi phải ẩn mình dưới đáy kênh để tránh cái nắng, không thể lên trảng tìm thức ăn, dẫn đến tôm nuôi chậm phát triển và tiềm ẩn rủi ro thiệt hại.

Mặc dù điều kiện thời tiết cực đoan nhưng mô hình nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ ông Hồ Minh Anh vẫn cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Nắm bắt được quy luật này, trong mùa khô 2 năm nay, hộ ông Hồ Minh Anh áp dụng quy trình nuôi tôm QCCT 2 giai đoạn ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông hạn chế tối đa việc xổ nước vuông tôm, đồng thời theo dõi khi thuỷ triều dâng, tranh thủ lấy nước vào bổ sung cho vuông nuôi ở mức cao nhất có thể, để hạn chế nhiệt độ và độ mặn tăng cao trong những ngày nắng nóng gay gắt. Với cách làm này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, thu hoạch đạt năng suất cao hơn với phương pháp truyền thống, được ngành chuyên môn ghi nhận và phổ biến, nhân rộng.

Ông Hồ Minh Anh cho biết: “Gia đình có 2 ha nuôi tôm QCCT 2 giai đoạn. Chỉ tính riêng năm 2023, trừ chi phí tôm giống và chế phẩm sinh học cải thiện môi trường vuông tôm, gia đình có lãi hơn 100 triệu đồng”.

Ðặc biệt, trong giai đoạn mùa khô năm 2024, thời tiết hết sức cực đoan, nắng nóng gay gắt và độ mặn tăng cao, có không ít diện tích tôm không cho thu hoạch, nhưng riêng gia đình ông Hồ Minh Anh mỗi con nước xổ tôm cho thu nhập từ 7-8 triệu đồng. Tôm có trọng lượng từ 15-20 con/kg, cá biệt có con nước cho thu nhập hơn 10 triệu đồng.

Ông Hồ Minh Anh thu hoạch tôm nuôi có trọng lượng từ 15-20 con/kg.

Ðể nhân rộng mô hình nuôi tôm ứng phó với biến đổi khí hậu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp ấp Công Trung, xã Trần Thới tổ chức hội thảo nhân rộng cách làm này.

Ông Hồ Minh Anh chia sẻ thêm: “Bên cạnh duy trì mức nước trong vuông tôm cao nhất có thể trong điều kiện thời tiết cực đoan, yếu tố con giống và môi trường nước vuông nuôi hết sức quan trọng, sẽ quyết định thành công vụ tôm nuôi. Do đó, tôm giống thả nuôi phải lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng và định kỳ xử lý chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nguồn nước”./.

 

Việt Tiến

 

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.