ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 21:15:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thí điểm sạ lúa cụm bằng máy

Báo Cà Mau Vừa qua, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH TM DV Sài Gòn - Kim Hồng tổ chức trình diễn thí điểm máy sạ lúa cụm trên đồng đất lúa - tôm tại xã Tân Phú.

Máy sạ lúa theo cụm hoạt động sạ tương tự như máy cấy, tạo ra ruộng lúa sạ theo hàng, theo cụm như ruộng lúa cấy; kỹ thuật vận hành đơn giản.

Việc sử dụng máy sạ cụm trong sản xuất sẽ giải quyết được vấn đề nhân công vào vụ mùa.

Theo đại diện Công ty TNHH TM DV Sài Gòn - Kim Hồng cho biết, sử dụng máy sạ lúa cụm này sẽ giảm khá lớn lượng hạt giống, kéo theo giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế lúa đổ ngã. Về hiệu quả kinh tế, ruộng lúa sạ theo cụm vượt trội hơn hẳn ruộng lúa cấy, do bỏ qua được công đoạn gieo mạ khá phức tạp, giảm chi phí gieo cấy. Ngoài ra, ruộng lúa sạ theo cụm phần nào phát huy được ưu thế của giải pháp canh tác lúa theo hiệu ứng hàng biên, nên giúp ruộng lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Theo đại diện Công ty TNHH TM DV Sài Gòn - Kim Hồng, sử dụng máy sạ lúa cụm này sẽ giảm khá lớn lượng hạt giống.

Ðối với máy xới cải tiến kết hợp dàn sạ cụm được cải tiến gọn, nhẹ, công suất vận hành lớn, không bị lún trên nền đất yếu, giá thành rẻ và có đủ linh kiện thay thế ở trong nước.

Hệ thống sạ cụm lắp đặt trên thiết bị máy xới đất được cải tiến.

Với kết quả trên, ngày 25/4/2022, mô hình sạ cụm đã được Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đưa vào Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tại buổi trình diễn, nhiều nhà nông cũng như đại diện các HTX trên địa bàn huyện Thới Bình trao đổi về tính khả thi của máy trên đất nuôi tôm. Theo đó, nhà nông cho rằng cần đánh giá cụ thể về tính hiệu quả của máy, như công suất của máy có thể đạt từ 3-4 ha/ngày hay không, với đặc thù địa hình khó di chuyển nơi đây; cần có sự điều chỉnh khoảng cách hạt giống chứa trên máy và mặt ruộng để hạn chế tác động của gió.

Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện, cho rằng việc áp dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, cùng một địa phương, sản xuất theo cùng mô hình lúa - tôm, song mỗi nơi có cách canh tác khác nhau, điều kiện địa hình cũng khác nhau... cho nên, cần phải tính toán lại tính khả thi của máy sạ cụm này đối với thổ nhưỡng ở đây./.

 

Văn Ðum - Hoàng Vũ

 

Phân phối máy lạnh casper Lê PhạmNơi Sửa Máy Lạnh ở TPHCMCung cấp Máy nén điều hòa chất lượng

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.