ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-4-25 12:45:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thị trấn mang tên một dòng sông

Báo Cà Mau Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!

Ảnh: HUỲNH LÂMẢnh: HUỲNH LÂM

Sông Ông Ðốc dài gần 60 km, bắt nguồn tại nơi giao nhau giữa Sông Trẹm và sông Cái Tàu, chảy qua nhiều vùng quê xinh đẹp, nhiều làng xóm có những cái tên lạ hoắc như: Cán Dù, Thăm Trơi và đổ ra biển Tây. Khi ra đến cửa biển, sông lặng lẽ nhập vào sóng nước biển Tây mà không một chút ồn ào...

Nhà tôi nằm sát cửa biển, từ khi sinh ra, tôi đã được ru bởi tiếng sóng vỗ của sông và của biển. Ngày ngày, từ sân nhỏ trước nhà, tôi thường nhìn thấy tàu đánh cá xuôi ngược từ biển vào và ghé thị trấn. Màu nước sông vàng nhạt phù sa, có khi màu nâu đỏ, nội tôi nói màu nước này có được từ con Sông Trẹm.

Trên bến, dưới thuyền - Một góc phố biển Sông Ðốc. Ảnh: HUỲNH LÂM

Ðối với tôi, sông Ông Ðốc lúc nào cũng đẹp. Mỗi buổi sớm, mặt sông như sáng hẳn, sóng lăn tăn nhẹ vỗ vào bờ. Thỉnh thoảng, vài nhánh lục bình trôi như bị lạc và biến mất vào những con sóng. Khi chiều xuống, nhất là những chiều mùa mưa, mặt nước sông lãng đãng trong màn hơi nước mờ ảo.

Lăng thờ cá Ông Nam Hải đại tướng quân nằm ở Khóm 2, thị trấn Sông Ðốc vào các ngày 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hằng năm, diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, lễ hội dân gian lớn nhất Cà Mau, thu hút hàng chục ngàn người dân trong tỉnh và các vùng lân cận tham dự.

Có cả ngư phủ từ các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Bộ cũng tìm đến cúng viếng, cầu mưa thuận gió hoà, trời yên biển lặng. Những ngày này, nội tôi lại mặc áo dài khăn đóng, cùng các bô lão trong thị trấn tổ chức lễ hội trang trọng.

Sau những tháng ngày lênh đênh trên biển, tàu đánh cá trở về, thị trấn càng náo nhiệt. Bạn hàng từ Rạch Ráng sang, từ Cà Mau xuống, từng đoàn ngư phủ lên bờ mang theo cả sự ồn ào của biển khơi.

Nội tôi kể, vùng đất này ngày xưa chỉ là doi đất nhỏ nằm sát biển, trải qua hàng trăm năm, nhờ phù sa bồi đắp mà được như ngày nay. Trước đây, mỗi lần có công việc phải ra chợ, tức là ra TP Cà Mau, nội phải đi từ sáng sớm, nhiều khi đến chiều mới tới nơi, khoảng cách chỉ là hơn 50 cây số mà sao thấy xa vời vợi. Bạn bè mỗi lần về Sông Ðốc chơi cũng ngán ngại vì đường sá cách trở.

Thế rồi, cùng với sự phát triển chung của đất nước, thị trấn vươn mình lớn dậy, các con hẻm trong chợ được dọn dẹp tươm tất, nhiều con đường mới mở ra, nhà cao tầng - hình ảnh hiếm thấy trước đây nay đã nhiều hơn. Ðặc biệt, tôi nhớ mãi niềm vui của nội khi hay tin sẽ có cây cầu lớn bắc qua Sông Ðốc, nối thị trấn với bè bạn gần xa.

Ngày khởi công xây cầu sông Ông Ðốc, những cọc nhồi đầu tiên cắm vào lòng sông, nội cứ đứng ngắm mãi không muốn về. Sau hai năm thi công, cây cầu bắc qua Sông Ðốc hoàn thành. Niềm vui này không chỉ riêng của nội tôi mà của tất cả mọi người, bạn bè gần xa. Ngày thông xe, người dân đứng chật đoạn đường dài. Ai cũng cười nói vui mừng vì hai bờ Nam và Bắc con sông không còn chia cách nữa.

Tôi nhớ hôm đó, vị Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nói: "Cầu sông Ông Ðốc hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc kết nối thông suốt trục đường ven biển Tây tỉnh Cà Mau và trục đường Ðông - Tây, hình thành hệ thống giao thông liên hoàn từ Ðông sang Tây của tỉnh Cà Mau, kết nối với Quốc lộ 1 và đường ven biển của các tỉnh lân cận. Ðồng thời còn mở ra không gian phát triển mới cho đô thị Sông Ðốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Sông Ðốc nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung".

Mấy hôm sau, theo ý nội, mấy đứa cháu lấy xe chở nội đi đi về về trên cầu, để cùng tận hưởng cảm giác “nhịp cầu nối những bờ vui”! Ban đêm, đứng trên cầu, ngắm phố xá lên đèn, ngắm những ngọn đèn trên các tàu đánh cá xa xa, hưởng những ngọn gió mát lành từ biển, lại thấy yêu hơn mảnh đất này!

Sông Ông Ðốc là dòng sông của lịch sử, niềm tự hào của bao người dân nơi này. Ðặc biệt, năm 1954, dòng sông Ông Ðốc lại chứng kiến cuộc chia ly lịch sử của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ là con em Cà Mau và Nam Bộ tập kết ra miền Bắc.

Còn gì vui và tự hào hơn khi Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc xây dựng tại bờ Nam. Ðêm lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tổ chức tại cụm tượng đài là đêm nhớ mãi, hôm đó có vị lãnh đạo cao nhất của Ðảng ta tham dự, vinh dự và tự hào với người dân! Cả thị trấn sáng bừng ánh điện. Trên sông, tàu đánh cá cũng được trang trí sáng trưng, ngày hội hoa đăng tại thị trấn dễ gì có được lần thứ hai, cả thị trấn không ngủ...

Một mùa xuân nữa lại về với vùng quê Sông Ðốc, trong cái nắng hanh vàng, trong cơn gió mặn mòi vị biển, mấy gốc mai đầu phố đang e ấp nụ, thị trấn như khoác thêm áo mới!.

 

Nguyễn Xuân Phương

 

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.