ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 13:02:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thới Bình thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử

Báo Cà Mau Ông Trần Minh Luân, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Thới Bình, cho biết, hiện đã rút ngắn thời gian nộp thuế còn không quá 121,5 giờ/năm; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%”, để huyện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu thuế trên địa bàn và trở thành đơn vị có số thu cao so với các huyện, thành phố trong tỉnh.

Ông Trần Minh Luân, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Thới Bình, cho biết, hiện đã rút ngắn thời gian nộp thuế còn không quá 121,5 giờ/năm; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%”, để huyện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu thuế trên địa bàn và trở thành đơn vị có số thu cao so với các huyện, thành phố trong tỉnh.

Quy định và lợi ích từ khai thuế, nộp thuế điện tử

Bằng nhiều giải pháp, Chi cục Thuế huyện Thới Bình đã tổ chức triển khai việc khai thuế và nộp thuế điện tử đến tất cả các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện Thới Bình. Ngành thuế huyện Thới Bình chủ động phối hợp kết nối thông tin với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thới Bình và các Ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, MBank, BIDV - Chi nhánh Cà Mau, để đảm bảo thực hiện nộp thuế điện tử. Ðồng thời, ngành thuế huyện Thới Bình cũng có các quy định về thời gian đối với doanh nghiệp chưa đăng ký mở tài khoản giao dịch qua ngân hàng phải đến ngay điểm giao dịch tại Agribank - Chi nhánh huyện Thới Bình hoặc các ngân hàng ngành thuế đã kết nối, để được hướng dẫn đăng ký mở tài khoản nộp thuế điện tử. Ðăng ký với cơ quan thuế thông tin về tài khoản theo mẫu biểu, tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế. Nếu doanh nghiệp đã có mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng và sử dụng tài khoản này để nộp thuế điện tử thì doanh nghiệp thông báo cho cơ quan thuế số hiệu tài khoản nộp thuế điện tử theo mẫu quy định.

Doanh nghiệp tư nhân Minh Giám, xã Tân Bằng là một trong số các doanh nghiệp kê khai thuế, nộp thuế điện tử.

Ông Châu Thanh Lâm, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thới Bình, cho biết, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác khai thuế, nộp thuế điện tử, chúng tôi đã cử 9 cán bộ trong đơn vị sẵn sàng hỗ trợ nhanh cho các doanh nghiệp khi đến giao dịch nộp thuế điện tử nhằm rút ngắn thời gian và không gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử vẫn còn gặp phải không ít khó khăn như: Năng lực sử dụng máy tính của doanh nghiệp còn hạn chế, một số doanh nghiệp thuê mướn kế toán làm việc cho nhiều doanh nghiệp nên hay bị nhầm và sai chi tiết trong thông tin và sử dụng mật khẩu làm cho việc thực hiện các lệnh theo yêu cầu trên máy tính thường bị sai sót và không đến nơi người nhận, làm ảnh hưởng đến công tác nộp thuế của các doanh nghiệp.

Hiện nay, khoảng 140 doanh nghiệp đã thực hiện khai, nộp thuế điện tử, đạt 100% theo kế hoạch, góp phần nâng cao công tác thu ngân sách trong toàn huyện. Năm 2015, huyện Thới Bình đã thu hơn 37,2 tỷ đồng, đạt 114,56% dự toán tỉnh giao, tăng hơn 50% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó, có 4 nguồn thu đạt và vượt kế hoạch như: Thu tiền sử dụng đất đạt hơn 247%; thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt hơn 106%, thuế thu nhập cá nhân hơn 124% và phí, lệ phí trước bạ hơn 112%, các nguồn thu còn lại đều đạt trên 70%. Ông Trần Minh Luân nhận xét: “Trong quá trình triển khai thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, ngành thuế đã cử các cán bộ thuộc các đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Ðội Kê khai - Kế toán thuế, Ðội Kiểm tra và Quản lý nợ thuế, đã hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử đúng theo quy định của Luật Quản lý thuế và chỉ đạo của Chính phủ. Phương thức khai, nộp thuế mới mang nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet là doanh nghiệp đều thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và được ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch ngay khi gửi và được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác của ngân hàng thương mại.

Nộp thuế điện tử, hiệu quả của cơ chế và tiếng nói từ các doanh nghiệp

Ông Vũ Văn Chương, Chủ Doanh nghiệp tư nhân Phương Trình, mua bán vật liệu xây dựng tại xã Biển Bạch Ðông, nói: “Việc kê khai và nộp thuế theo hình thức điện tử giúp doanh nghiệp chúng tôi khá nhàn hạ, tôi rất đồng tình cách khai thuế điện tử này, bởi nó đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian nộp tờ khai, lại theo dõi được quá trình gửi hồ sơ khai thuế. Hiện doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế bằng giấy nữa mà thay vào đó, chỉ cần lập hồ sơ khai thuế trên ứng dụng hỗ trợ kê khai và gửi dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế qua internet. Hệ thống ứng dụng của cơ quan thuế sẽ xác nhận việc gửi hồ sơ của doanh nghiệp ngay sau khi doanh nghiệp thực hiện gửi dữ liệu. Dữ liệu gửi qua mạng sẽ được chứng thực chữ ký số và có giá trị như hồ sơ giấy đã được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký đóng dấu, đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Tuấn Giang tại xã Trí Phải, thừa nhận: “Việc khai thuế điện tử là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đóng trụ sở cách xa cơ quan thuế. Hơn nữa, trước đây, cứ đến kỳ kê khai thuế, tôi phải mất rất nhiều thời gian để chờ đợi nộp thuế, nhưng từ khi Thới Bình triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng thì công việc của tôi đã được thực hiện nhanh gọn và hiệu quả hơn, công ty tôi rất hài lòng. Cách làm này mang lại rất nhiều tiện ích cho những người kinh doanh, đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp kê khai sai hoặc thiếu nhưng vẫn còn thời hạn nộp tờ khai thì doanh nghiệp vẫn có thể gửi tờ khai bổ sung hoặc thay thế. Như vậy, việc kê khai thuế vẫn bảo đảm về thời gian theo quy định, giảm được chi phí phát sinh cho doanh nghiệp rất nhiều, tôi rất hoan nghênh cách làm này của Chi cục Thuế huyện.

Mặc dù đứng trước những khó khăn và thách thức trong công tác triển khai khai thuế, nộp thuế điện tử, nhưng được sự quan tâm của các ngành và hộ kinh doanh trên địa bàn đã góp phần hoàn thành công tác thu ngân sách Nhà nước năm 2015 trước thời gian quy định./.

Bài và ảnh: Huỳnh Măng

Liên kết hữu ích

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.