ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 13:03:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Báo Cà Mau Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Các thành viên Ban Liên lạc tặng sách cho Ðảng uỷ, UBND thị trấn Sông Ðốc và đại diện các trường trên địa bàn. Ảnh: KIẾN THIẾT

Các thành viên Ban Liên lạc tặng sách cho Ðảng uỷ, UBND thị trấn Sông Ðốc và đại diện các trường trên địa bàn. Ảnh: KIẾN THIẾT

Ấn tượng đầu tiên là bìa sách, với hình ảnh con tàu tập kết, cùng cách trình bày như dẫn dắt người đọc lần tìm về miền ký ức. Lướt qua phần mục lục, đã thấy ngay “sức nặng” của nội dung. Sách đã bao quát được bối cảnh thời điểm năm 1954, nhất là thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ, việc chuyển quân tập kết; những chủ trương, tầm nhìn chiến lược của Ðảng, của Bác Hồ; mô hình trường HSMN trên đất Bắc; cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công tác, những tâm tư tình cảm của cán bộ, bộ đội, HSMN ở đất Bắc; sự giúp đỡ, cưu mang của đồng bào...

Tất cả được thể hiện qua 58 bài viết của 29 tác giả, phần lớn là người tập kết, HSMN với những vị trí, nhiệm vụ công tác khác nhau: nhà báo, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhà văn, nhà giáo, cán bộ khoa học - kỹ thuật...

“Cuộc chia cắt Nam và Bắc, sự chia ly vợ và chồng, con cái và mẹ cha (với nhiều trường hợp là vĩnh viễn), sự khác biệt về tập quán sống không phải là cản trở để mỗi người trong cuộc rời xa nhiệm vụ của mình trong cuộc đấu tranh vì thống nhất và hoà bình cho Tổ quốc, nhưng cũng đã tạo ra những nỗi niềm sâu kín không thể tránh mà mỗi người dù đã nỗ lực vượt qua vẫn hằn vết trong tâm cảm. Những người con miền Nam đi ra Bắc dù bằng những chuyến tàu tập kết vượt biển 1954-1955 hay bằng đường bộ và những phương tiện khác trong những thời điểm khác, sau đó đều đã thu xếp nỗi niềm riêng, ra sức phấn đấu học tập, làm việc, trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc kiến thiết nước nhà khi còn tạm thời chia cắt, cũng như sau khi thống nhất, hoà bình từ năm 1975. Tập sách mang tên “Ký ức không phai” mà các bạn đang cầm trên tay chính là một phần rất nhỏ của bức tranh nhiều màu sắc về những người miền Nam tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ”, một đoạn trong lời giới thiệu.

Bìa sách “Ký ức không phai”.

Ði sâu vào từng bài viết, ta sẽ hiểu hơn về mô hình trường HSMN không chỉ chăm lo giáo dục toàn diện, có đội ngũ thầy cô tâm huyết và vững vàng, mà còn là một tổ ấm gia đình lớn; đó cũng là nơi nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ðảng, Bác Hồ và Nhân dân miền Bắc (“Ðôi điều cảm nhận về Trường HSMN trên đất Bắc” - Lê Ngọc Lập).

Ðó là tình thương, sự cưu mang của đồng bào Thanh Hoá trong những ngày cán bộ, HSMN lưu trú (“Lưu giữ ký ức những ngày đầu tập kết ở Thanh Hoá” - TS. Nguyễn Thị Hậu; “Trở về xứ Thanh” - Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân).

Ta biết về thời kỳ làm phim ở “toạ độ lửa” vĩ tuyến 17; hiểu được Ðoàn Cải lương Nam Bộ, Ðoàn Kịch nói Nam Bộ trên đất Bắc hoạt động thế nào (“Ký ức làm phim ở “toạ độ lửa” vĩ tuyết 17” -  Nhà văn, Ðạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng; “Hai đoàn nghệ thuật trên đất Bắc” - Nghệ sĩ Ưu tú, Ðạo diễn Nguyễn Ngọc Bạch).

Hay ký ức về những buồn vui trong sinh hoạt, học tập hằng ngày của HSMN (“Vui buồn ở Trường HSMN Chương Mỹ, Hà Ðông” - Tống Quang Anh; “Trò chơi hồi đó” - Phan Trọng Nghĩa; “Thức cả đêm với con gà trống” - Huỳnh Xuân Thảo...).

Người đọc không chỉ hiểu thêm những lát cắt trong cuộc sống của cán bộ, HSMN trên đất Bắc, mà còn biết những câu chuyện thật cảm động về các thầy cô miền Bắc đã dành gần như suốt tuổi thanh xuân cho học sinh các trường miền Nam; là sự đùm bọc, yêu thương, coi HSMN như con đẻ của mình (“Cô giáo Lê Thuý Quyến, một người thân đặc biệt của HSMN”  - Nguyễn Thanh; “Chị Sinh ơi, về ăn cơm, bố mẹ đợi...” - Châu Nhật Sinh).

Ðó cũng là tình thương, sự quan tâm chu đáo, tinh tế, cách cư xử thật hay, thật đẹp của người cha là sĩ quan quân đội, đã vào chiến trường và trở thành liệt sĩ; là bài học về nhân cách, mẫu mực trong ký ức đứa con (“Người lính ấy của tôi” - Nguyễn Thế Thanh).

Ta cũng thấy được tấm lòng của cựu HSMN với thật nhiều hoạt động tri ân, nghĩa tình sau trước (“Biểu tượng của ân tình Nam Bắc” - nguyên Phó thủ tướng Trương Hoà Bình; “Cầm tay quá khứ” - Nguyễn Thế Thanh...).

Bài viết nào, câu chuyện nào cũng hay, cũng xúc động, ý nghĩa, qua đó người đọc tích luỹ thêm vốn kiến thức về đề tài tập kết, biết thêm nhiều điều về một thời đất nước chia cắt, đau thương và học được nhiều điều về nghị lực sống, bản lĩnh, cách đối nhân xử thế, về cái nghĩa, cái tình, cũng như những lẽ sống ở đời...

Sách sẽ ra mắt, giới thiệu tại Ðường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh vào sáng thứ Bảy, ngày 23/11/2024./.

 

Trang Thăm

 

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình.